Đại học Việt - Đức (VGU) là một trường đại học công lập đầu tiên ở VN với một hiệu trưởng người nước ngoài, GS. TS Wolf Rieck.

Ngày 2- 2, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp Hội đồng trường (HĐT) đại học Việt - Đức (VGU). Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân là Chủ tịch HĐT của VGU. Đây là cuộc họp HĐT đa quốc gia đầu tiên của một trường đại học công lập ở VN với một hiệu trưởng người nước ngoài, GS. TS Wolf Rieck.

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, VGU là một trong bốn trường thuộc dự án “ĐH xuất sắc” mà Bộ GD&ĐT quyết định xây dựng. VGU là trường quốc tế công lập đầu tiên, được xây dựng với một quốc gia đối tác và chính thức khai trương ngày 10 - 9 - 2008.

VGU được Chính phủ Việt Nam quyết tâm xây dựng và phát triển với mục đích trở thành một trong những cơ sở giáo dục mang tính nghiên cứu hàng đầu và trở thành mô hình kiểu mẫu của quan hệ hợp tác CHLB Đức và Việt Nam.

Cũng vì là trường khá đặc biệt, theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, cơ chế hoạt động của ĐH Việt – Đức cũng khác nhiều trường ĐH tại Việt Nam. VGU có cơ chế tự chủ cao, Hiệu trưởng được quyết định phương thức tuyển sinh, được sử dụng kết quả tuyển sinh ĐH và cũng có thể phỏng vấn trực tiếp để tuyển sinh.

Những mục tiêu chính mà VGU đặt ra hết sức to lớn: Xây dựng một trường ĐH nghiên cứu hàng đầu Việt Nam để đến năm 2020 được xếp hạng trong danh sách 200 trường ĐH hàng đầu thế giới; là nơi học tập cho các ĐH khác về phương pháp quản lý ĐH, chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp nghiên cứu…; là hình mẫu để thúc đẩy và tạo động lực cho đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam.

Hiệu trưởng trường VGU hiện nay là GS.TS Wolf Rieck. Trước đó, GS.TS Wolf Rieck từng làm Hiệu trưởng Trường ĐH Ứng dụng Frankfurt tại quê hương ông (Đức). GS.TS Wolf Rieck đã có mặt ít nhất tại 50 quốc gia thuộc cả 5 châu lục trên thế giới. Ông đến những nước này để đi du lịch hoặc thỉnh giảng.

Sinh viên học các chương trình học ở VGU được công nhận tại tất cả các trường ĐH khác trên toàn châu Âu vì VGU sử dụng chương trình đào tạo của Đức theo Hệ thống chuyển đổi tín chỉ châu Âu (ECTS).

Thời gian học ĐH kéo dài 4,5 năm. Ngôn ngữ giảng dạy trong 1- 2 năm đầu là tiếng Anh và SV được học thêm tiếng Đức để đến năm cuối có thể học và bảo vệ luận văn tốt nghiệp bằng tiếng Đức.

Đến nay, VGU đã có 28 SV theo học các ngành kỹ thuật, tin học kinh tế, quy hoạch phát triển đô thị và toàn bộ số sinh viên này đang được gửi sang Đức để học tiếng Đức. Dự kiến, đến năm 2020, quy mô của trường sẽ là 5.000 SV và đến năm 2030 đạt 12.000 SV theo học ở các ngành nghề và trình độ đào tạo.

 

                                                                                            Theo TPO

Các tin khác


Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên khóa 23

Ngày 3/5, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho học sinh (HS), sinh viên (SV) khóa 23.

Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục