Ngày mai (11-3), đồng loạt 64 tỉnh, thành sẽ tổ chức kỳ thi học sinh (HS) giỏi nhằm chọn ra các gương mặt xứng đáng cho đội tuyển quốc gia năm 2010. Có một vấn đề lớn đặt ra, là năm nay liệu các cuộc thi này có còn sức hấp dẫn để tuyển lựa các “thần đồng” xứng đáng đại diện cho đất nước? Điều này thật sự khó khẳng định, vì kinh nghiệm những năm gần đây cho thấy, nhiều phụ huynh học sinh đã đưa con ra khỏi đội tuyển, từ chối vòng hào quang lấp lánh…

 

Những học sinh giỏi của Trường THPT Năng khiếu được thành phố tuyên dương khen thưởng năm 2009. Ảnh: MAI HẢI

Nói “không” với đội tuyển

Em X., một HS Trường Phổ thông Năng khiếu đoạt giải quốc tế kỳ thi Olympic Tin học  quốc tế năm học 2008 – 2009 (năm em học lớp 11, đã xin rút lui khỏi đội tuyển quốc gia khi em lên học lớp 12. Đây không phải là trường hợp cá biệt nói lời chia tay đội tuyển.

Cách đây mấy năm, một HS giỏi quốc tế môn Sinh của THPT chuyên Lê Hồng Phong cũng đã từ chối vào đội tuyển quốc gia. Theo thống kê của THPT chuyên Lê Hồng Phong, số lượng HS lớp chuyên từ lớp 10 lên đến lớp 12 liên tục giảm sút, điển hình là khối chuyên Anh khóa 2007 – 2009, sau ba năm, sĩ số từ 36 giảm xuống còn 14.

Vào đội tuyển HS giỏi vốn không dễ và để có một giải HS giỏi quốc gia lại càng gian nan hơn. Con đường đi đến đỉnh vinh quang là một hành trình  khổ luyện đầy hao tốn sức lực của HS và tiền của nhà trường.  Một HS có chân ở đội tuyển quốc gia phải trải qua vòng tuyển chọn cấp trường, rồi đến cấp thành. Trong số hàng ngàn HS giỏi cấp thành phố, mỗi đội tuyển chỉ có thể chọn 10 em vào đội tuyển của TP tranh tài toàn quốc. Do vậy, những em được chọn phải thật sự xuất sắc.

Trong khi đó, để giành chiến thắng, các em phải “luyện” ngày, “luyện” đêm chỉ cho một môn thi, tạm ngưng những môn văn hóa khác. Từ năm 2007, Bộ  GD - ĐT đã bỏ quy định tuyển  thẳng ĐH đối với HS giỏi cấp quốc gia, khiến  HS càng phải cân nhắc khi tham gia đội tuyển.

Bởi vì sau đó, những em đoạt giải hay không đoạt giải phải tiếp tục “chạy đua” lấy lại kiến thức mới có cơ hội vào ĐH. Sau khi thi HS giỏi quốc gia xong, các em chỉ còn một thời gian ngắn để lấy lại những kiến thức đã bị mất, mà đường vào ĐH đòi hỏi HS phải giỏi cả ba môn.

Vì thế, dù cho học luyện cấp tập thì con đường vào ĐH rất gian nan, đó là chưa kể khả năng rớt… tốt nghiệp cũng có thể xảy ra. Đã có trường hợp đáng buồn, một thí sinh ở Bình Thuận dự thi HS giỏi môn Địa lý toàn quốc nhưng rớt tốt nghiệp năm học 2009, vì tổng điểm không đạt tới 30. 

Chính vì vậy, những em xuất sắc nhất chỉ hào hứng thử sức “hết mình” với đội tuyển năm lớp 11, rút lui khỏi đội tuyển vào năm lớp 12 để tập trung cho mục tiêu vào ĐH hay đi du học.

Thỉnh thầy “luyện” chuyên: học hỏi hay truyền... bí quyết?

Nửa tháng trước khi kỳ thi HS giỏi quốc gia năm 2010 diễn ra, Bộ GD-ĐT ban hành quy chế mới,  trong đó có bãi bỏ việc cấm “liên hệ mời người bên ngoài đơn vị dự thi ôn luyện, tập huấn cho người dạy, người học của đơn vị mình dưới bất kỳ hình thức nào”. Bộ GD-ĐT cho rằng, việc này sẽ giúp các địa phương có điều kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi về cách thức, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhiều nhà giáo hết sức ngạc nhiên khi Bộ  GD-ĐT đột ngột “thay đổi tư duy”.

Còn nhớ ba năm trước đây, một quan chức hàng đầu của Bộ  GD-ĐT đã cực lực phê phán chuyện mời GV giỏi về trường “luyện” gà chọi. Ông cho rằng thi HS giỏi quốc gia không còn là kỳ tranh tài giữa những HS xuất sắc, mà thực chất là cuộc đấu giữa địa phương giàu và địa phương nghèo. Tỉnh nghèo không đủ tiền mời thầy về luyện thi thì phải chịu thiệt thòi và không thể “đọ sức” với tỉnh có tiềm lực kinh tế.

Ẩn ý của ông là muốn ngăn chặn tiêu cực trong việc thi HS giỏi quốc gia, bởi những người có liên quan đến việc ra đề thi thường được mời đi các tỉnh để “bồi dưỡng, nâng cao trình độ”. Luyện chuyên đã trở thành một nguồn thu nhập đáng kể đối với nhiều thầy giỏi vì các trường muốn biết trọng tâm đề thi phải có ngân quỹ riêng cho khoản mời thầy.

Hiệu trưởng của một trường THPT của TPHCM từng tâm sự: Mỗi năm trường tốn khoảng 300 triệu đồng cho khâu “thỉnh” các thầy Nam tiến, bao gồm cả chi phí dẫn thầy… đi chơi.

Thật ra, việc mời thầy không có gì là xấu nếu để học hỏi kiến thức chứ không phải chỉ “truyền bí quyết”. Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu, nói: “Những thầy được mời thỉnh giảng có chuyên môn sâu sẽ giúp HS  nâng cao kiến thức. Thầy cũng cần đi dạy để biết chính xác trình độ HS”.

Ông Nguyễn Bác Dụng, Hiệu trưởng THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, cũng đồng quan điểm trên khi cho rằng việc mời thầy là nhu cầu có thật. Tuy nhiên,  ông Dụng băn khoăn cách ra đề thi HS giỏi quốc gia chưa khách quan, khoa học, chỉ có sườn chương trình với các đề mục chung chung, nên đề thi “đào sâu” đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào thầy.

Do vậy, Bộ  GD-ĐT cần siết chặt khâu ra đề thi cũng như chọn những người ra đề có trách nhiệm. “Nếu quản chặt khâu ra đề thì không ngại tiêu cực, không ngại việc mời thầy. Mời thầy để bồi dưỡng, nâng kiến thức chứ không phải vì mục đích thành tích. Do vậy, tỉnh - thành phố mời thầy một vài năm hướng dẫn, giúp đỡ cho GV địa phương, để sau đó GV có thể tự đào tạo HS của mình”, ông Nguyễn Bác Dụng đề xuất.

Rõ ràng từ khâu đào tạo đến thi tuyển HS giỏi đang cần những giải pháp tổng thể để “Vườn ươm nhân tài” thật sự  cho ra những sản phẩm vừa “hồng”, vừa “chuyên”.

 

                                                                              Theo SGGP

Các tin khác


Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên khóa 23

Ngày 3/5, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho học sinh (HS), sinh viên (SV) khóa 23.

Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục