Mô hình nuôi nhím của nông dân Đỗ Văn Hùng(TT Kỳ Sơn) được nhiều hộ nông dân trong và ngoài huyện đến thăm quan, học tập kinh nghiệm.

Mô hình nuôi nhím của nông dân Đỗ Văn Hùng(TT Kỳ Sơn) được nhiều hộ nông dân trong và ngoài huyện đến thăm quan, học tập kinh nghiệm.

(HBĐT) - Hiện nay, nhu cầu học nghề của lao động nghèo ở nông thôn khá lớn, nhất là trong bối cảnh nông dân bị mất đất, thiếu việc làm và cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để tăng thu nhập.

 

Có rất nhiều hình thức đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như đào tạo nghề chính quy, thông qua các tổ chức đoàn thể. Tuy nhiên, nhu cầu của người lao động nghèo và thực tế dạy nghề còn “vênh nhau” vì nhiều lý do như quá tuổi đào tạo, không có điều kiện theo học ở những trung tâm... Từ năm 2006 đến nay, nhờ chương trình xóa đói giảm nghèo, hàng ngàn lao động nghèo ở nông thôn đã được đào tạo nghề một cách bài bản.

 

Sau ba năm triển khai chương trình dạy nghề cho lao động nghèo, toàn tỉnh đã mở được hơn 60 lớp dạy nghề cho gần 2000 học viên nghèo theo học với các nghề như may công nghiệp, làm chổi chít, trồng nấm rơm, hàn, điện... Hơn 70% học viên sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm. Để dự án đào tạo nghề cho lao động nghèo tiếp tục phát huy được hiệu quả, Sở LĐ –TB&XH dự kiến triển khai  76 lớp dạy nghề cho lao động nghèo thuộc các xã vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn trong năm 2010.

 

Ông Đặng Xuân Tửu, Trưởng phòng BTXH, Sở LĐ-TB&XH cho biết: Khó khăn lớn nhất trong công tác đào tạo nghề hiện nay chính là việc học viên không có khả năng theo học tại các trung tâm chính do đường xa, nhiều học viên là lao động chính trong gia đình. Mặt khác, tìm đầu ra cho lao động sau khi đào tạo cũng là một lực cản ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo nghề cho lao động nghèo.

 

Khắc phục tình trạng đó, ngay từ đầu năm, Sở LĐ-TB&XH đã triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nghèo chuyển từ đào tạo nghề theo khả năng sang đào tạo nghề theo địa chỉ. Trong đó, sở đã chủ động giao cho các xã thuộc Chương trình 135 tự đăng ký nhu cầu học nghề cho phù hợp với thực tế địa phương để từ đó có hình thức đào tạo phù hợp. Hiện nay, sở cũng đã tăng cường mở nhiều lớp tại các xã để học viên có điều kiện theo học. Cùng với việc thay đổi cách thức học, nhiều ngành nghề mới cũng đã được mở rộng như điện xí nghiệp, sửa chữa xe máy, điện lạnh, mộc cho các đối tượng thanh niên; lớp dệt thổ cẩm, chổi chít, thêu đính hạt cườm cho đối tượng phụ nữ...  Để tìm đầu ra cho học viên, sở đã chủ động áp dụng nhiều hình thức đào tạo linh hoạt như liên kết với các doanh nghiệp để học viên có thể học nghề trực tiếp, tại các làng  nghề truyền thống... qua đó không chỉ giúp lao động giảm chi phí mà còn là cơ hội để tìm đầu ra cho lao động.

 

Chị Quách Thị Dung học lớp may công nghiệp cho biết: Hình thức vừa học, vừa làm như thế này giúp chúng tôi được thực hành nhiều hơn và có cơ hội tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp khóa học”.

 

Được biết, hiện nay may công nghiệp cũng đang là một nghề đạt tỷ lệ học viên có việc làm hơn 80%. Tuy nhiên, theo ông Đặng Xuân Tửu, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo sẽ không thể thực hiện có hiệu quả và bền vững nếu người nghèo không được đào tạo nghề. Để dự án đào tạo nghề cho lao động nghèo phát huy được tác dụng thì phải có được đầu ra cho lao động. Muốn vậy phải có sự vào cuộc, phối hợp của tất cả các ban, ngành, đoàn thể, mà hơn hết là có chính sách ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp thu hút các lao động nghèo vào làm việc. Đồng thời phải khai thác tốt các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có đầu ra ổn định, truyền nghề, cấy nghề cho lao động nghèo để tổ chức tạo việc làm dưới dạng “vệ tinh” của các doanh nghiệp.   

                                                                          Đinh Hoà    

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục