Một học sinh nêu ý kiến tại buổi đối thoại với lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM

Một học sinh nêu ý kiến tại buổi đối thoại với lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM

Học hành căng thẳng, không được định hướng lối sống và không được người lớn lắng nghe nên giới trẻ giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực...

Buổi đối thoại giữa lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM với 80 học sinh đến từ 80 trường THPT vào sáng 25-3 đã diễn ra sôi nổi suốt hơn 3 giờ. Tại đây, các học sinh đã thẳng thắn nói lên những suy nghĩ, bức xúc của mình, đặc biệt là vấn đề bạo lực học đường đang hết sức nhức nhối hiện nay.


Ba bên cần hiểu nhau 


Chủ đề bạo lực học đường đã làm nóng buổi đối thoại ngay từ những phút đầu tiên. Phương Thảo, học sinh Trường THPT Phú Nhuận, nói: “Bạo lực học đường xảy ra khi nước ta hội nhập với thế giới. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, một bộ phận lớp trẻ không tránh khỏi lối sống lệch lạc, tiêu cực, dễ dãi... Cùng với sự ảnh hưởng đó, bạn trẻ còn thiếu sự lắng nghe, chia sẻ từ phía gia đình, nhà trường... Đó là lý do để các bạn giải quyết mâu thuẫn bằng con đường bạo lực...”.


Đồng tình với Phương Thảo, Thùy Trang, học sinh Trường THPT Thanh Đa, cho rằng bạo lực học đường có ảnh hưởng nhiều từ cuộc sống gia đình. Theo Trang, nhiều bạn trẻ hiện nay thiếu sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình.

Khi gặp khó khăn, vướng mắc không biết tâm sự cùng ai. Cũng do không có người định hướng nên theo Trung Nhân, học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến, nhiều bạn trẻ muốn thể hiện mình nhưng không biết hành động của mình là đúng hay sai...
 

Không chỉ dừng lại ở việc mổ xẻ nguyên nhân, nhiều học sinh đã đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết tận gốc tình trạng bạo lực học đường.

Đối với nhà trường, cần có diễn đàn để lắng nghe, chia sẻ với học sinh, cần tổ chức thăm các viện mồ côi, khuyết tật để học sinh hiểu về những mảnh đời còn khó khăn để từ đó khơi dậy tình thương, lòng trắc ẩn ở mỗi con người...

Nhà trường tổ chức các sân chơi để học sinh, kể cả phụ huynh, tham gia để cả ba bên hiểu nhau hơn. Đặc biệt, đối với học sinh cá biệt, thầy cô cần gần gũi động viên thay cho những lời trách mắng khiến học sinh dễ đi vào ngõ cụt...


Học đạo đức để đối phó


Nguyễn Quỳnh Châu, học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân, bày tỏ: “Đối với giáo dục đạo đức, quan trọng là làm học sinh hiểu những giá trị đạo đức, từ đó hình thành những thói quen, suy nghĩ đúng đắn, bồi đắp lòng nhân ái, tính trung thực. Tuy nhiên, giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện nay chưa tập trung vào nội dung đó mà đi vào những kiến thức triết học khô khan và xa lạ, cụ thể ở môn giáo dục công dân”.

Quốc Tài, học sinh Trường THPT Hùng Vương, cũng thẳng thắn nói: “Giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường hiện rất chung chung và thiên về lý thuyết chứ không liên hệ thực tiễn nhiều vì vậy học sinh cũng chỉ học cho có, học để đối phó chứ không giải quyết được vấn đề gì. Điều đó cũng ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của học sinh”.


Trao đổi với các học sinh, ông Nguyễn Bác Dụng, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, cho rằng chương trình giáo dục công dân tất cả đều có nội dung giáo dục cao. Có thể cách dạy của giáo viên chưa đạt nên học sinh chưa hiểu.


Liên quan vấn đề giáo dục lối sống, ý thức học sinh, ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT TP, đặt câu hỏi: “Các em có tự tay nhặt rác bỏ vào thùng...?”, một học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn trả lời: “Có thể các bạn chưa biết việc xả rác là xấu, các bạn cũng không biết việc nhặt rác vào thùng có lợi như thế nào. Đây là quá trình giáo dục lâu dài, phải bắt đầu từ lớp nhỏ...”.


13 tiết/ngày sao chịu nổi!


Ý kiến của nhiều học sinh khác cũng đề cập phương pháp dạy học và tình trạng học thêm, dạy thêm hiện nay. Học sinh một trường THPT ở huyện Hóc Môn cho biết ở trường của em, bạn nào cũng đi học thêm, do ở lớp giáo viên không dạy hết.

Học sinh ở một trường THPT khác tại quận 11 cho biết mặc dù ngành giáo dục hô hào đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng với môn giáo dục công dân, chỉ cần thuộc bài là kiếm được 10 điểm, môn lịch sử thảo luận cho chán rồi cũng quay lại đọc - chép. Môn văn đòi hỏi sự cảm nhận thì lại có đáp án và cho điểm từng ý. Học sinh phải học ở trường 13 tiết mỗi ngày nên rất mệt mỏi...


Với gần 60 ý kiến sâu sắc, chân tình của các học sinh, kết thúc buổi đối thoại, ông Lê Hồng Sơn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP, cho biết sở sẽ thông tin đến các trường để nắm tâm tư, nguyện vọng của học sinh mà điều chỉnh quản lý, chỉ đạo để hoạt động dạy học tốt hơn, đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, đoàn, đội..

 

 

                                                                                     Theo NLD

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục