Giờ thực hành của Sinh viên khoa điện-điện tử 
Trường Cao Đẳng Nguyễn Tất Thành

Giờ thực hành của Sinh viên khoa điện-điện tử Trường Cao Đẳng Nguyễn Tất Thành

Một trong những trở ngại trong quá trình thực hiện CNH, HÐH đất nước đó là chất lượng nguồn nhân lực. Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII, hồi cuối năm 2009 đã nhận định: "Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt khoảng 38%". Mỗi năm xã hội lại đón nhận hơn một triệu bạn trẻ tham gia thị trường lao động, yêu cầu về đào tạo nghề cho lao động, nhất là lao động trẻ càng trở nên cấp thiết.

phủ đã đề ra chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề, huy động các thành phần xã hội cùng tham gia.  Trường cao đẳng Nguyễn Tất Thành ra đời từ chủ trương ấy, ban đầu chỉ là một trường nhỏ trực thuộc Công ty cổ phần dệt-may Sài Gòn, đào tạo thợ cung ứng cho chính doanh nghiệp (DN) của mình và một số DN dệt may khác.

Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn


So với nhiều ngành công nghiệp, dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động nhất, lên đến hàng trăm nghìn người. Theo đánh giá của Chính phủ, do cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, lao động lĩnh vực nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao - hơn nửa số lao động trên toàn quốc, vì thế, yêu cầu đào tạo nghề cho đối tượng này đặt ra cấp bách. Lao động ngành dệt may lại chủ yếu đến từ các vùng nông thôn, chưa qua đào tạo nghề. Tham gia dạy nghề cho người lao động, nhất là lao động nông thôn, Trường Nguyễn Tất Thành mong muốn góp phần cùng Nhà nước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.


Tuy vậy, bước chân vào một lĩnh vực mới mẻ, Công ty cổ phần dệt-may Sài Gòn và Ban Giám hiệu nhà trường phải đầu tư rất lớn để xây dựng hệ thống giáo trình, đội ngũ giáo viên có trình độ, tay nghề cao và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Ði qua những khó khăn khởi đầu, nhà trường từng bước hoạt động ổn định, chỉ sau hơn ba năm đã tạo được uy tín đối với DN và người lao động, là cơ sở để trở thành một trường cao đẳng nghề trong hệ thống giáo dục-đào tạo, trực thuộc Tập đoàn dệt-may Việt Nam.


Ra đời với mục đích đón đầu nhu cầu nhân lực của đất nước và DN trong thời kỳ mới, Trường cao đẳng Nguyễn Tất Thành đã áp dụng ngay mô hình gắn kết bốn nhà: Nhà trường-Doanh nghiệp-Nhà quản lý- Nhà khoa học trong việc thường xuyên đổi mới chương trình đào tạo; nối dài xưởng thực hành với các DN, viện nghiên cứu..., tạo điều kiện cho học viên rèn luyện kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp. Nhà trường không chỉ đào tạo nghề cho ngành dệt may, mà đã triển khai ra nhiều ngành nghề khác mà xã hội có nhu cầu. Trường hiện đào tạo 36 ngành nghề thuộc hai bậc cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp với 19.000 học sinh, sinh viên; gần 1.000 học sinh hệ liên thông cao đẳng và đại học; 1.000 học sinh theo học các lớp ngắn hạn về kế toán, điện tử, dược, khai báo thuế, "bác sĩ" máy tính... Thực hiện đề án của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trường đang mở rộng hoạt động tại nhiều địa phương trong cả nước, trước hết ở Tây Nguyên và vùng Nam Trung Bộ.


 Ðến từ vùng sâu, vùng xa của tỉnh Ninh Thuận, Trần Thị Toàn đang theo học ngành Dược tại trường, cho biết: Trong thời gian 24 tháng học tập, học sinh thường xuyên được đi thực hành tại Trung tâm công nghệ sản xuất dược phẩm. Theo chương trình đào tạo liên kết, chúng em còn được đi thực tế bốn tháng tại các DN dược, nhà thuốc, bệnh viện, nhờ đó giúp chúng em nắm vững và bổ sung kiến thức thực tiễn. Em hy vọng sau khi tốt nghiệp sẽ được một trong những DN đã đến thực tập tiếp nhận vào làm việc.


Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực


Thực hiện phương châm "Ðào tạo gắn liền với nhu cầu xã hội", vào giữa năm 2007, trường tổ chức Hội thảo "Ðào tạo-Việc làm, cơ hội và thách thức" và hội chợ việc làm, thu hút hàng chục DN và trung tâm giới thiệu việc làm tham gia. Tại hội chợ này, nhà trường đã ký kết được nhiều hợp đồng đào tạo theo địa chỉ, theo nhu cầu. Hoạt động này được duy trì và nhờ đó, tiếp tục ký kết nhiều hợp đồng cung ứng nguồn nhân lực, như với Công ty cổ phần truyền thông Nhật Bản, Tổng công ty may Nhà Bè, Công ty cổ phần công nghệ Nano phát sáng, Công ty đầu tư công nghệ Nguyễn Hoàng..., và tám DN thuộc lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng. Trường còn tổ chức giao lưu, hướng nghiệp cho sinh viên với 100 nhà DN... Các nhà tuyển dụng tìm đến trường ngày càng nhiều. 90% số học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường tìm được việc làm ổn định. Trường còn là một địa chỉ đào tạo đội ngũ điều dưỡng viên có chất lượng và uy tín, vừa qua, Bệnh viện đa khoa Hòa Lợi (tỉnh Bình Dương) có công văn đề nghị nhà trường giới thiệu 300 học sinh trung cấp và 100 sinh viên hệ cao đẳng ngành điều dưỡng, để đầu tư chi phí cho các em suốt quá trình học, và sau khi tốt nghiệp nhận về làm việc tại bệnh viện.


Năm học 2009-2010 này, Trường cao đẳng Nguyễn Tất Thành bắt đầu công bố chuẩn đầu ra cho 19 chuyên ngành đào tạo, là trường đầu tiên khối cao đẳng công khai cam kết với xã hội về chất lượng sản phẩm đào tạo của mình. Học sinh, sinh viên ra trường chưa phải đã kết thúc quy trình đào tạo, Trường thường xuyên gửi giấy tới các đơn vị từng tiếp nhận học viên của trường đến làm việc hoặc thực tập, đề nghị đánh giá chất lượng đào tạo. Mới đây, Hội Ðiều dưỡng TP Hồ Chí Minh có văn bản nhận xét: Hội rất hài lòng về chất lượng đào tạo của trường cho nên sẽ tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp của trường vào làm việc. Hội cũng đề nghị trường phải kiên quyết thực hiện đào tạo đúng chuẩn đã cam kết. DN dệt may Việt Tân (TP Hồ Chí Minh) thì cho rằng sinh viên của trường đến thực tập có năng lực tốt và phù hợp với công việc; hòa nhập nhanh môi trường làm việc; được trang bị kiến thức chuyên ngành đầy đủ và có hệ thống. Tuy nhiên, học sinh cần học thêm chuyên đề về sử dụng hiệu quả lao động trên chuyền may. Góp ý với nhà trường về tiêu chí chuẩn đầu ra cho chuyên ngành công nghệ may, Công ty cổ phần may Bình Minh (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, nên bổ sung một số chuyên đề đào tạo, như kế hoạch sản xuất và kiểm soát tiến độ sản xuất; sử dụng cữ, gá lắp và các thiết bị phụ trợ để nâng cao năng suất lao động trên chuyền may, đối với chương trình liên kết giữa DN và nhà trường nhằm huấn luyện kỹ năng thực hành cho học viên, nên kéo dài liên tục sáu tháng.


TS Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Số học sinh đăng ký vào trường mỗi năm một tăng. Trường đã cung cấp cho xã hội hơn 7.000 cử nhân cao đẳng các ngành kinh tế công nghệ; hơn 1.000 kỹ thuật viên trình độ trung cấp các ngành nghề; hơn 3.000 lượt người học nghề ngắn hạn...


Mới đây, trong buổi làm việc tại trường với chuyên đề: "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo giáo dục đối với bậc đại học", Ðoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đánh giá nhà trường có nhiều cố gắng trong việc đầu tư, xây dựng để tạo điều kiện tốt nhất cho người học hội đủ các điều kiện, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho DN.


Từ ngày thành lập đến nay tuy thời gian chưa dài, nhưng Trường Nguyễn Tất Thành - cơ sở đào tạo đa ngành đa nghề đa bậc học, đã nâng cao chất lượng đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội, tạo được vị thế vững vàng trong hệ thống các trường cao đẳng trong cả nước, trở thành một "thương hiệu mạnh" và để lại những kinh nghiệm quý trong lĩnh vực đào tạo nghề. Ngày 11-8-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định đồng ý về chủ trương thành lập Trường đại học Nguyễn Tất Thành trên cơ sở nâng cấp Trường cao đẳng Nguyễn Tất Thành tại TP Hồ Chí Minh. Ðây sẽ mở ra cơ hội mới cho cả nhà trường và những lao động trẻ trong việc dạy nghề và học nghề, góp phần đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước thời kỳ CNH, HÐH.
 
                                                                           Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên khóa 23

Ngày 3/5, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho học sinh (HS), sinh viên (SV) khóa 23.

Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục