Trường tăng cường học thêm cả chiều lẫn tối. Trò học tới 1, 2 giờ đêm, sáng dậy sớm ôn bài rồi lại tất tả đến trường, tranh thủ trao đổi bài với bạn trong giờ ra chơi…

 

Cả thầy và trò khối 12 đang cuống cuồng ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp đang tới gần, nhất là khi kỳ thi năm nay có tới 4 môn tự luận là Văn, Toán, Lịch sử và Địa lý.


Trò “cày” ngày đêm

Là sĩ tử khối D nên Trang, học sinh lớp 12, trường Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) “ngã ngửa” khi thấy cả hai môn Sử và Địa trong danh sách thi tốt nghiệp.

“Mỗi tối, sau khi hoàn thành bài tập trên lớp, em dành riêng 2 tiếng để ôn Sử và Địa, có khi tới 1, 2 giờ sáng mới được đi ngủ. Đầu tiên là phải đọc lại bài giảng của cô rồi vạch lại các ý theo gạch đầu dòng, rồi gấp vở lại và nhẩm lại các ý đã học,” Trang chia sẻ kinh nghiệm.

Khác với Trang, cô bạn cùng lớp tên Nga lại chọn thời điểm buổi sáng để học Sử và Địa. “Mỗi sáng em đặt chuông đồng hồ lúc 4 giờ để “chinh chiến.” Buổi sáng là lúc tinh thần thoải mái nhất nên em học rất nhanh thuộc”, Nga nói về bí quyết riêng.

Ngoài việc học ở nhà, đôi bạn này còn tận dụng khoảng thời gian trước khi vào lớp và giờ chơi để trao đổi bài vì “nghe bạn đọc bài là một cách khắc sâu thêm kiến thức rất hiệu quả.”

Giống như Trang và Nga, Minh Thanh, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông Vân Cốc (Vân Nam, Phúc Thọ, Hà Nội) cũng đang hết sức lo lắng với Sử, Địa vì em thi đại học khối A. Cô học trò này càng sốt ruột hơn khi đến bây giờ trường em vẫn chưa kết thúc chương trình các môn khác. Những môn thi tốt nghiệp được ôn bổ sung buổi chiều nhưng mới có 4 môn là Toán, Văn, Ngoại ngữ và Địa lý, riêng môn Lịch sử trường vẫn chưa bố trí được lịch.

“Em còn may là có chị gái đã thi đại học khối C nên cuối tuần có thời gian rảnh, em lại nhờ chị giảng thêm phần kiến thức nào chưa vững và kiểm tra lại những bài đã học,” Thanh chia sẻ.

Trường tăng cường ba ca


Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường không được cắt xén chương trình đối với các môn không thi tốt nghiệp trong khi thời gian ôn tập chỉ còn hai tháng nữa. Vì thế, các trường đang ráo riết tổ chức học thêm buổi, tăng ca để có kết quả cao nhất trong kỳ thi.

Trường Trung học phổ thông Quang Trung đang cố gắng sẽ hoàn tất chương trình học cũng như lấy điểm đối với các môn trong tháng 4 để tháng 5 hoàn toàn tập trung vào việc ôn thi tốt nghiệp.

“Tôi rất lo vì năm nay có tới 4 môn tự luận trong khi học sinh thường rất lơ là với các môn Sử, Địa. Từ khi Bộ có thông báo chính thức, trường đã tổ chức cho học sinh học thêm tiết của 6 môn thi, vào các buổi chiều. Chúng tôi cũng phải họp ban đại diện cha mẹ học sinh và lưu ý họ về việc nhắc nhở con cái học các môn này,” Hiệu trưởng Đỗ Đức Hòa Hòa cho biết.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi (Hà Nội) cũng phải tới ngày 17/5 mới kết thúc chương trình học. Vì thế, để ôn tập cho học sinh yếu kém, trường đã phải mở các lớp phụ đạo vào buổi chiều hoặc tối.

So với hai trường trên, Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) có lợi thế hơn là đã cơ bản kết thúc chương trình vào tháng 3. Tuy nhiên, theo Hiệu trưởng Nguyễn Tùng Lâm, do thiếu phòng học nên để tăng cường ôn tập cho các em, ngoài các buổi học sáng và chiều, trường phải tổ chức học ca ba cho học sinh lớp 12 từ 17 giờ 30 đến 19 giờ.

Không có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên như các trường ở khu vực Hà Nội trong khi chất lượng học sinh thấp, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn rất lo lắng. Kết quả học kỳ I của toàn tỉnh cho thấy, hơn 90% học sinh trung học phổ thông có học lực ở mức trung bình trở xuống.

“Với các trường vùng sâu vùng xa, chúng tôi đã điều động giáo viên tăng cường để ôn tập cho các em. Sở cũng có chỉ đạo nhà trường chú trọng hơn tới việc ôn tập các môn tự luận vì những môn này có khối lượng kiến thức tương đối lớn, phải học thuộc nhiều,” ông Lê Văn Trang, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn, cho biết.

                                                                              Theo TTXVN

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục