Sinh viên (SV) một số trường đại học đang khổ sở với khoản tiền “cơ sở vật chất” do các trường tự đặt ra để hợp thức hóa việc tăng học phí. Nhưng điều khiến SV bức xúc là việc các trường buộc cả SV thuộc diện miễn giảm học phí phải đóng... học phí!

SVHS Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đóng học phí Ảnh: TRẦN HUỲNH

Từ đầu học kỳ II năm học 2009-2010, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM thông báo đến tất cả SV mức thu học phí, lệ phí mới, đồng thời công khai chi tiết cách tính học phí của từng môn học với hai khoản riêng biệt: học phí và cơ sở vật chất!

Khổ với tiền “cơ sở vật chất”

Theo thông báo trên, mức học phí của nhiều hệ đào tạo đã tăng so với năm học trước. Cụ thể, mức học phí của SV học theo niên chế tăng thêm 500.000 đồng/năm (hệ CĐ liên thông đóng 3,5 triệu đồng, CĐ nghề 3 triệu đồng/năm), SV hệ CĐ chính quy học theo tín chỉ tăng thêm 20.000 đồng/tín chỉ (lý thuyết 90.000 đồng/tín chỉ, thực hành 120.000 đồng/tín chỉ).

Theo tìm hiểu của chúng tôi, một SV hệ CĐ chính quy của trường này trung bình một năm học 35 tín chỉ (105 tín chỉ cho ba năm học), vì thế phải đóng học phí khoảng 3,6 triệu đồng/năm. Trong khi đó, theo quy định của Thủ tướng về khung học phí hệ CĐ, CĐ nghề chỉ từ 40.000-200.000 đồng/tháng/SV, tức 2 triệu đồng/năm học (10 tháng). Theo giải thích của nhà trường, sở dĩ có sự chênh lệch đó là do ngoài học phí SV phải đóng thêm 1,6 triệu đồng gọi là tiền “cơ sở vật chất”. Tương ứng, ngoài học phí SV hệ CĐ nghề phải đóng thêm 1 triệu đồng/năm và hệ CĐ liên thông đóng thêm 1,5 triệu đồng/năm tiền “cơ sở vật chất”.

Ngoài ra, tất cả SV hệ CĐ đều phải đóng khoản học phí môn giáo dục quốc phòng 300.000 đồng/SV. Bạn Đ. - SV hệ CĐ quản trị kinh doanh - bức xúc: “Theo quy định của Nhà nước mà chúng tôi được biết, mức thu học phí hiện tại của nhà trường đều vượt khung. Với việc buộc SV phải đóng thêm khoản tiền “cơ sở vật chất”, rõ ràng trường đã lách luật”.

Tương tự, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng tính học phí gồm hai khoản: học phí và cơ sở vật chất. Cụ thể,  bên cạnh học phí theo quy định, SVHS Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM phải gánh thêm các khoản phí khác tương ứng cho bậc ĐH, CĐ, TCCN là khoảng 1,72 triệu, 1,24 triệu và 1,1 triệu đồng/năm. Ngoài ra, mỗi SV còn phải đóng thêm một số khoản khác: 50.000 đồng sách niên giám, sổ tay SV và 100.000 đồng thư viện/năm...

Được miễn học phí vẫn phải đóng... học phí

Sáng 28-4, hàng trăm SV Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đã nhốn nháo khi nhà trường thông báo cấm thi giữa kỳ 1.420 SV chưa đóng học phí học kỳ II năm học 2009-2010. Đồng thời cho biết các SV này sẽ nhận điểm 0 ở cột điểm giữa kỳ và không được thi lại. Trong số SV này có không ít SV thuộc diện được miễn giảm học phí. Bạn P. - SV ngành kế toán - cho biết: “Tôi thuộc diện được miễn 100% học phí, mấy năm trước không phải đóng đồng nào. Nhưng đến học kỳ này, trường yêu cầu phải đóng khoản tiền cơ sở vật chất hơn 500.000 đồng/học kỳ. Gia đình rất khó khăn nên chưa kịp đóng cho trường. Giờ bị cấm thi...”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Đặng Vũ Ngoạn - phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM- lý giải: “Học phí gồm lương của giảng viên và bảo đảm cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn Nhà nước. Còn có khoản cơ sở vật chất gồm tiền điện, nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành và đóng góp xây dựng trường. Hiện nay mọi thứ đều tăng giá, tiền mua cá thịt cho SV thực hành đều tăng, ai trả khoản tăng đó trong khi Bộ GD-ĐT không cho phép tăng học phí. Đây là khoản tiền do nhà trường quy định khi đã cân đối tài chính nhằm đảm bảo điều kiện cho SV học tập tốt hơn”. Về mức học phí môn giáo dục quốc phòng, theo ông Ngoạn, việc này do hiệu trưởng và ban kinh tế của trường quyết định nên ông không biết.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Hưng - phó trưởng phòng kế hoạch tài chính Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - cho biết: “Học phí nhà trường thu theo quy định của Nhà nước, SV diện miễn giảm học phí sẽ được miễn giảm theo quy định. Tuy nhiên, bên cạnh học phí trường có thu khoản cơ sở vật chất, tất cả SV dù được miễn giảm học phí hay không đều phải đóng khoản này”.

Thế nhưng, trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thị Thu Trang, trưởng phòng tài chính Vụ Kế hoạch - tài chính (Bộ GD-ĐT), khẳng định: “Việc thu học phí của các cơ sở giáo dục ĐH công lập hiện nay phải thực hiện theo quy định của Thủ tướng về khung học phí. Đến nay, Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính chưa có quy định nào hướng dẫn các trường thu tiền cơ sở vật chất. Ngoài học phí theo quy định, các trường không được thu thêm khoản phụ thu nào khác”.

                                                                            Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục