Bộ GD-ĐT - nơi cũng được thông báo về số lượng Phó Giám đốc được bổ nhiệm - chưa thể khẳng định được việc vượt "quota" số lượng "Phó" là sai.

Khi chưa hiểu rõ nguyên nhân thì chưa thể khẳng định việc làm của địa phương như vậy là sai. VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Mạnh Nhị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ GD-ĐT về vấn đề này.

Nghị định 13 của Chính phủ có quy định rõ về công tác cán bộ là mỗi Sở không được quá 3 Phó Giám đốc (PGĐ), riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không được quá 4 "phó". Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi được biết, hiện nay trong ngành giáo dục, một số địa phương đã bổ nhiệm PGĐ Sở GD-ĐT vượt quá quy định này, có nơi 4, thậm chí 5 "phó" - ông có biết việc này và quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Mô tả ảnh.
"Bộ sẽ có văn bản nhắc các Sở GD-ĐT làm tốt công tác tư vấn, đề xuất với lãnh đạo địa phương về công tác bổ nhiệm cán bộ", ông Bùi Mạnh Nhị.

Theo Quyết định số 67-QĐ/TW của Ban chấp hành TW ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ, Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy sẽ thảo luận và quyết định việc bổ nhiệm Giám đốc, PGĐ các Sở trên địa bàn. Trên cơ sở đó, lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW sẽ ra quyết định bổ nhiệm cán bộ. Bộ GD-ĐT không phải là cơ quan thực hiện công tác này.

Khi Giám đốc hoặc PGĐ các Sở GD-ĐT được bổ nhiệm, các Sở đều thông báo lên Bộ và các cơ quan hữu quan khác qua con đường giới thiệu chữ ký.

Văn bản của Nhà nước quy định mỗi Sở GD-ĐT có 3 PGĐ, trừ Sở GD-ĐT Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có 4 PGĐ. Trên thực tế, ở một số địa phương, có thể do có địa bàn đặc thù, loại hình trường và số lượng học sinh tăng nhiều hoặc do trong Ban lãnh đạo Sở có cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu nên đã bổ sung cán bộ kế cận để có thể tiếp nối tốt công việc khi cán bộ lãnh đạo nghỉ hưu.

Cũng có trường hợp, lãnh đạo địa phương giao cho Sở GD-ĐT ngoài chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo tại địa phương là chính, còn giao thêm một số nhiệm vụ khác, vì thế, cần tăng cường số lượng cán bộ lãnh đạo.

Trường hợp ông nói thay đổi về địa bàn và tăng loại hình trường và tăng số lượng học sinh thì thời gian qua chỉ xảy ra khi Hà Nội sáp nhập và trường hợp này được chấp nhận. Tuy nhiên, việc vượt “rào” này lại xảy ra ở một số Sở không xảy ra hiện tượng này. Vậy, theo ông quy trình làm tổ chức cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ như thế có đúng không?

Chưa thể nói địa phương làm như vậy là sai khi chưa hiểu được nguyên nhân vì sao địa phương làm như vậy và địa phương đã báo cáo, xin ý kiến của cấp có thẩm quyền chưa (?)

Xin ông nói rõ hơn quy trình bổ nhiệm cán bộ, mà cụ thể ở đây là PGĐ Sở GD-ĐT?

Mô tả ảnh.
Nghị định của Thủ tướng quy định là 3 mà địa phương vẫn "làm" 5 mà không có chế tài xử phạt thì xem ra Nghị định đã bị "vô hiệu hóa"(?) (Ảnh có tính chất minh họa)

Quy trình bổ nhiệm cán bộ được thực hiện theo các quy định tại Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo ban hành kèm theo Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, trong Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử ban hành kèm theo Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 04/7/2007 của TW có quy định: Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy căn cứ vào các quy định của cấp trên, cụ thể hóa trình tự, thủ tục bổ nhiệm đối với cán bộ trong diện được phân cấp quản lý và hướng dẫn cấp dưới thực hiện.

Như ông đã nói, khi các Sở GD-ĐT bổ nhiệm PGĐ thì đều thông báo lên Bộ nhưng khi Sở làm sai công tác cán bộ lại vẫn được Bộ khen thưởng, công nhận tiêu chí TCCB đạt và vượt mức, ông có ý kiến thế nào trước việc này?

Chưa thể khẳng định địa phương nào đó làm sai như tôi đã nói.

Về xét duyệt thi đua, một lĩnh vực công tác có nhiều đầu việc. Cụ thể ở đây, công tác tổ chức cán bộ không chỉ có nhiệm vụ bổ nhiệm cán bộ mà còn có nhiều nhiệm vụ khác như: Thực hiện chế độ chính sách, tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ...

Trường hợp biết rõ Sở làm sai thì Bộ GD-ĐT có chế tài gì để xử phạt hay có hình thức gì để xem xét đến việc này không, thưa ông?

Như đã nói, theo phân cấp, Bộ GD-ĐT không thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, tới đây, Bộ sẽ có văn bản nhắc các Sở GD-ĐT làm tốt công tác tư vấn, đề xuất với lãnh đạo địa phương về công tác bổ nhiệm cán bộ.

Xin cảm ơn ông!

                                                                                              Theo Vnn

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục