Còn chưa đầy một tuần nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra. Ở thời điểm “nước rút” này, thí sinh cần làm gì và lưu ý gì để đạt kết quả thi tốt nhất?

 

Trao đổi với Báo chí, ông Trần Văn Nghĩa, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, cho rằng:

- Thời điểm này, thí sinh không nên ôn tập lan man mà dành thời gian cho việc rà soát, hệ thống lại phần kiến thức đã ôn tập. Sao cho học được đến đâu chắc đến đó. Thời gian còn lại, thí sinh có thể tham khảo đề thi của các năm trước vì về nguyên tắc, đề thi tốt nghiệp THPT các năm đều tương đương nhau về độ khó.

Việc làm thử những đề thi các năm trước sẽ giúp thí sinh biết lượng sức mình và có kinh nghiệm trong việc phân bố thời gian để làm được nhiều nhất yêu cầu của đề thi trong khoảng thời gian quy định.

* Hiện nay nhiều cơ sở giáo dục, trung tâm luyện thi đua nhau tổ chức thi thử cho thí sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp. Theo ông, việc tham gia thi thử nhiều có mang lại lợi ích gì cho thí sinh?

- Thí sinh cần lưu ý không phải cơ sở, trung tâm nào cũng có khả năng ra đề thi đúng với cấu trúc đề thi, độ khó của đề thi do Bộ GD-ĐT quy định. Nhiều nơi ra đề theo kiểu xếp các câu hỏi khác nhau vào thành đề và thường quá khó so với thực tế sẽ diễn ra, quá khó so với đối tượng dự thi và mục đích của kỳ thi. Đã có những phụ huynh tỏ ra hoang mang trước kết quả thi thử của con mình, còn các thí sinh bị “choáng” trước độ khó của đề thi thử.

Ngược lại, có nơi ra đề quá dễ, chấm thi dễ dãi khiến thí sinh chủ quan. Cả hai trường hợp này đều không có lợi cho tâm lý thí sinh. Thí sinh có thể tham gia thi thử nhưng nên chọn dự thi thử ở những cơ sở giáo dục có giáo viên đủ trình độ ra đề thi. Tuy vậy, cũng không nên chạy theo thi thử quá nhiều.

Ông Trần Văn Nghĩa - Ảnh: V.Hà

* Những kỳ thi trước, nhiều thí sinh do không nắm được quy định nên đã để ảnh hưởng xấu đến kết quả thi. Vậy ông có lưu ý gì đối với thí sinh trong việc tránh những lỗi đáng tiếc này?

- Có những quy định đã được thể hiện trong quy chế nhưng ở các kỳ thi trước, vẫn có thí sinh mắc sai phạm. Bộ GD-ĐT quy định rõ: bài thi chỉ được viết một thứ mực (không viết mực đỏ), chỉ được sử dụng bút chì để vẽ đường tròn, các hình vẽ khác (vẽ biểu đồ, đồ thị, đoạn thẳng) phải vẽ bằng bút mực. Khi làm sai, chỉ dùng bút gạch ngang, không dùng bút xóa, không được để lại dấu tích gì khác ngoài phần bài làm và phần điền thông tin thí sinh...

Thí sinh cần ghi nhớ: chỉ được mang vào phòng thi thẻ dự thi, bút mực, bút chì, compa, êke, thước đo độ, thước kẻ, tẩy, các loại máy tính cầm tay theo quy định của Bộ GD-ĐT, atlas địa lý (của Nhà xuất bản Giáo Dục và không được đánh dấu hoặc viết thêm nội dung gì).

Thí sinh không được mang vào phòng thi bảng tuần hoàn (môn hóa học), không được sử dụng giấy nháp không có chữ ký của hai giám thị và của thí sinh. Những vật dụng khác không có trong quy định đều không được mang vào phòng thi. Thí sinh vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật. Thí sinh khi nộp bài thi phải ký vào danh sách nộp bài và ghi rõ số trang đã nộp. Nếu quên việc này, xảy ra mất bài thi thí sinh phải chịu trách nhiệm.

* Đối với các môn thi trắc nghiệm, những điều gì thí sinh cần tránh để không bị mất điểm?

- Với cả đề thi tự luận lẫn trắc nghiệm, khi nhận đề thi thí sinh đều phải xem xét kỹ đề thi có bị mờ, thiếu nét, thiếu trang không. Nhưng thí sinh cần đặc biệt lưu ý với môn thi trắc nghiệm, ở trang đầu của đề thi ghi rõ số lượng trang của đề thi, mỗi trang đề đều ghi rõ mã đề thi. Nếu thí sinh phát hiện có vấn đề bất thường trong đề thi phải thông báo cho giám thị rõ ràng để kịp thời khắc phục.

Thí sinh phải nhớ ghi đầy đủ và ghi đúng hướng dẫn mã đề, số báo danh (gồm phần ghi số và phần tô vào ô trống) trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Nếu ghi sai mã đề, máy sẽ chấm sai, thiệt thòi cho thí sinh.

Khi tô vào ô trả lời trắc nghiệm, thí sinh lưu ý: không tô hai đáp án, tô chì đậm ở ô đáp án được lựa chọn, nếu tô sai phải tẩy xóa kỹ. Những câu nào làm trái quy định, máy sẽ không chấm điểm câu đó. Trường hợp thí sinh không cẩn thận, tô sai dòng (ví dụ làm câu 30 nhưng lại tô vào ô của đáp án câu 31) máy sẽ chấm theo kết quả tô đó.

                                                                                        Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục