Vừa qua, lễ khởi công xây dựng Trường Quốc tế Việt Nam (The International School of Vietnam - ISV) đã diễn ra tại Khu đô thị Đại Kim - Hoàng Mai - Hà Nội.

jh
Ông Robert Landau- Giám đốc Trường Quốc tế Việt Nam

- Theo ông, trong bối cảnh Việt Nam đang đại chúng hoá và phổ cập hoá giáo dục, những mô hình như trường quốc tế có thể thu hút những đối tượng nào?

- Ông Robert Landau: Đối tượng chúng tôi hướng đến và phục vụ là học sinh nước ngoài theo bố mẹ sang làm việc tại Việt Nam; học sinh Việt Nam có nguyện vọng đi du học bậc đại học ở nước ngoài; học sinh quốc tế có nhu cầu sang Việt Nam du học.

- Cơ sở nào khiến ông quyết định mở trường phục vụ các đối tượng này?

- Ông Robert Landau: Rất dễ thấy các cơ sở ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ phần lớn đều đặt ở Hà Nội. Lực lượng lao động nước ngoài gồm các chuyên viên, kỹ sư, cán bộ quản lý, kỹ thuật, các nhà ngoại giao làm việc tại các dự án ở Việt Nam ước tính khoảng vài chục ngàn người.

Nếu tính bình quân, mỗi gia đình người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam có 1 con học từ lớp 1 đến lớp 12 thì nhu cầu học tập cho con em các gia đình này cũng lên tới cả chục ngàn. Vì vậy, số lượng học sinh có nhu cầu theo học ở  một trường quốc tế lên đến hàng ngàn học sinh. 
 
- Là trường quốc tế với những tiêu chí được công nhận ở tầm thế giới. Mô hình này có phù hợp tại Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay?

Ông Robert Landau nhận định: Hiện ở Hà Nội nhiều học sinh đã đăng ký và phải chờ  3 năm mà vẫn chưa có chỗ. Do vậy phần lớn các học sinh nước ngoài đã phải về nước hoặc ở lại nước mình học tập không theo bố mẹ  sang Việt Nam, học sinh Việt Nam khi không xin được vào học đã phải ra nước ngoài du học. 

- Ông Robert Landau: Thứ nhất, như tôi vừa nói trên, đối tượng hướng tới của mô hình này ở Hà Nội không hề nhỏ. Và họ thực sự có nhu cầu. Thứ hai, thực tế đang cho thấy trong trào lưu hiện tại, nhiều gia đình Việt Nam cũng muốn cho con em mình theo học trường quốc tế, được cấp bằng quốc tế công nhận.

Thêm vào đó, nhiều học sinh Việt Nam theo bố mẹ ra nước ngoài công tác, đã được học tập tại các trường quốc tế ở nước ngoài nay trở về cũng khó thích nghi được với chương trình giảng dạy trong nước. Chúng tôi cho rằng mình hoàn toàn có thể đáp ứng được các đối tượng này, chính bởi những gì mình mang tới là những cái họ đang cần. 

- Vậy khả năng đáp ứng của trường như thế nào?

- Ông Robert Landau: Khi hoàn thiện, ISV có chức năng giáo dục đào tạo cho khoảng 1.080 học sinh từ 3 đến 18 tuổi (từ mẫu giáo đến lớp 12) theo một chương trình đa ngữ, không mang tính chất tôn giáo, được quốc tế công nhận, hiện được áp dụng trong 1989 trường tại 125 nước trên thế giới. Trong đó: nhà trẻ có 110 học sinh; Phổ thông cơ sở có 880 học sinh; Trung học có 90 học sinh.

Mục tiêu của ISV là tạo điều kiện cho mỗi học sinh phát huy được tối đa khả năng của mình. Và làm được như vậy thì không chỉ tập trung để mỗi học sinh có thể đạt được những kỳ thi tốt nhất mà còn phải chú trọng phát triển các em ở mọi khía cạnh khác nhau trong cuộc sống như: khả năng nhận thức về văn hóa, tri thức, sự cảm thông, hòa đồng giữa các học sinh có quốc tịch khác nhau cũng như ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật và sự quan tâm đến cộng đồng.    

gyi
Lễ động thổ xây dựng Trường Quốc tế Việt Nam

Với tổng vốn đầu tư là 385 tỷ đồng, khi hoàn thành, trường sẽ có tổng diện tích gần 19.000 m2 , trong đó diện tích xây dựng là 9.500 m2. Chúng tôi cho rằng, việc học tập, thư giãn, giải trí của học sinh phải được đặt trong không gian thuận lợi. Vì thế, ngoài việc học cái gì và học như thế nào thì học ở đâu và nơi đó sẽ phát huy công năng thế nào cho việc học đều là những yêu cầu quan trọng.

Tại ngôi trường này, chúng tôi cố gắng ở mức cao nhất để đạt hiệu quả từ quy hoạch chung cho đến từng bộ phận kiến trúc, từ hệ thống phòng ốc cho đến thảm thực vật, với quan điểm vật chất và con người hoà vào thiên nhiên. Theo kế hoạch Trường sẽ khánh thành và tuyển sinh vào tháng 8/2012. 

- Xin cảm ơn ông!

                                                                                      Theo Vnn

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục