Bực tức, chán nản, mệt mỏi nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn không ai chịu “bỏ cuộc”. Cả nhà 4-5 người sẵn sàng “trực chiến” 24/24 giờ, miễn sao “chen” được một chỗ trong vỏn vẹn 135 suất cho con em mình vào học tại trường Mầm non Thanh Xuân Bắc (Hà Nội) vào tối qua, 30/6.

 

Mô tả ảnh.
Đã gần hết đêm 30/06 nhưng “quân số” tại cổng trường Mầm non Thanh Xuân Bắc không hề giảm bớt

 “Cuộc chiến” cam go 

Theo thông báo, năm nay số lượng tuyển sinh của trường Mầm non Thanh Xuân Bắc là 120 cháu (độ tuổi đi nhà trẻ, sinh từ tháng 1/2008 đến tháng 9/2008) và 135 cháu (lớp mẫu giáo bé, với các bé sinh năm 2007). Nhà trường chỉ giải quyết cho các cháu có hộ khẩu thường trú tại phường (không giải quyết diện KT2-KT3). 

Mô tả ảnh.
Bảng thông báo tuyển sinh ghi thời điểm phát hồ sơ là 8h ngày 01/07, song tối 30/6 phụ huynh đã xếp hàng

Và theo đúng lịch được công bố, nhà trường sẽ phát đơn vào hồi 8h sáng ngày 01/07/2010. 

Thế nhưng, ngay từ sáng 30/06 hàng trăm phụ huynh và người nhà các cháu đã xếp hàng đông kín khu vực cổng trường, chờ được ghi danh vào danh sách phát đơn để nhận hồ sơ cho con em mình. 

Tới nơi, không có ai đứng ra giải quyết, sợ cảnh “đi mất chỗ” nên không mấy người chịu ra về. Nhiều gia đình còn cắt cử người thay phiên nhau “trực chiến” tại cổng trường chờ để được giải quyết. 

Chị Hiền, nhà ở khu tập thể Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cho biết:

“Năm nay, nhà tôi có hai cháu một sinh năm 2007, một sinh năm 2008. Tình hình đăng kí cho cháu học lớp nhà trẻ có vẻ đỡ “căng” hơn lớp nhận cháu lứa tuổi mẫu giáo bé. Nói thì thế thôi, nhưng mình phải ra đây từ 11h trưa, xếp hàng đợi ghi danh mà xem chừng cũng khó khăn lắm”. “Tiếp sức” cho chị còn có chồng và ông bà nội các cháu.   

Cách đó không xa, chị Lê Thanh Nga, nhà E7 đang ngồi râm ran với cậu em Lê Phương.

Cả hai người đều có con đã đến tuổi vào đi học ở trường mầm non. Mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt chị. Vừa phe phẩy chiếc quạt giấy chị vừa bức xúc, nói: “Năm nào cũng thế, báo cũng thấy nêu mà có giải quyết được gì đâu. Đông vẫn cứ hoàn đông”. 

Mô tả ảnh.
Nước uống tiếp sức

Mấy ông bà đi đăng kí cho cháu ngồi ngay cạnh quán trà đá gần đó cũng phụ thêm: “Lý do năm nay lượng người đến đăng kí đông hơn vì đợt này trường Tiểu học Tràng An (cũng thuộc phường Thanh Xuân Bắc) đang trong quá trình xây dựng nên tất cả quanh khu vực phường này đổ về trường Mầm non này với vọt lên”. 

“Hà Nội ngàn năm cứ lo xây cổng này, làm đường nọ, nghe cái nào cũng to tát cả mà sao không gắng lo cho các con chúng tôi có chỗ để gửi con vào học cho đỡ vất vả hơn” – Một phụ huynh bức xúc. 

Mưa đá.. may ra mới về 

Đã gần 23 giờ, lượng người “đóng đô” trước cổng trường Mầm non Thanh Xuân Bắc vẫn không có dấu hiệu giảm bớt.

Thỉnh thoảng chỉ thấy tiếng người đến đổi phiên cho nhau. Rồi mang nước uống, bánh mì, thậm chí cả truyện tranh, sách báo ra đọc dưới ánh đèn vàng vọt của đèn đường hắt xuống. 

Mô tả ảnh.
Trước mọi người có ngồi có hàng lối, nhưng vì trời nóng lại ngồi lâu nên mỗi người ngồi một kiểu, “bao vây” quanh trường.

Ghế nhựa được mang ra kê cả xuống dưới lòng đường. Mặc cho những vũng nước lênh láng sau trận mưa hôm trước vẫn còn đó, mọi người cứ ngồi, cứ nói. Chờ đợi, chờ đợi. Và hi vọng. Và mệt mỏi. 

“Chỉ có mưa đá vỡ đầu tôi mới về, chứ đừng mong tôi bỏ cuộc” – một chị có dáng người to béo, ngồi trong đám đông, sát mép đường ngoặt vào cổng trường quả quyết. 

- “Nếu không đăng kí được cho cháu thì chị tính thế nào?” – Tôi hỏi.

- Đây là trường công lập, học phí rồi các khoản đóng góp chắc chắn thấp hơn trường ngoài nên mọi người mới phải cố mà đợi. Nếu không được thì đành phải cho cháu đi học trường ngoài, tư thục, dân lập, bấm bụng đóng điền học cho con chứ biết làm sao – Bực mình, chị gắt lên. 

23 giờ 10, đèn đường bỗng phụt tắt. Đôi ba giọng nói trong đám đông vang lên: “Biết ngay mà, tôi đoán trước kiểu gì cũng cắt điện cho coi”.

Song như thế có nhằm nhò gì! Vẫn chẳng có ai ra về. Đêm nay là đêm không ngủ với nhiều bậc phụ huynh và gia đình các cháu. Nhiều ông bố cười tếu với nhau: “May là gần tháng nay quen thức xem World Cup, thức đêm quen rồi”. 

 

                                                                   Theo VietNamnet

Các tin khác


Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục