Từng là những ngành thế mạnh và làm nên “tên tuổi” của các trường, nhưng đến nay, nhiều ngành đã tỏ ra thất thế. Không những thế, có những ngành còn trở thành “gánh nặng” cho các trường.

 

“Tay trái” nuôi “tay phải”

Vài năm trở lại đây, những ngành từng làm nên “thương hiệu” Trường ĐH Bách khoa Hà Nội như Nhiệt lạnh, Luyện kim, Vật lý kỹ thuật... lại là những ngành học có số lượng thí sinh đăng ký rất ít nên mức điểm chuẩn giảm rõ rệt. Bà Phạm Thu Thủy, phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, có những ngành đến khi tốt nghiệp chỉ còn 5 - 6 sinh viên. Vì vậy, để đủ kinh phí đào tạo, trường phải lấy kinh phí từ những ngành có đông sinh viên bù vào. Tình trạng “tay trái” nuôi “tay phải” không chỉ xảy ra ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội mà ở rất nhiều trường, chẳng hạn như Trường ĐH Xây dựng, với ngành Cơ giới hóa xây dựng.

Là một trong những trường đầu đàn của cả nước về đào tạo khoa học cơ bản nhưng vài năm gần đây, nhiều ngành học của Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG Hà Nội đã phải tuyển đến NV2. Ông Đoàn Văn Vệ, trưởng phòng Đào tạo của trường cho biết, mùa tuyển sinh này, trường dự kiến vẫn để NV2 cho những ngành này. Thậm chí, năm nay, nhà trường đã chủ động xin giảm trên 70 chỉ tiêu của các ngành khoa học cơ bản. Tương tự, Bảo hộ lao động từng là thế mạnh của Trường ĐH Công đoàn, nhưng năm nay cũng chỉ có trên 600 hồ sơ đăng ký dự thi...

Nghịch lý và hiệu ứng đám đông

Những ngành “hot”, đương nhiên sẽ càng “tăng nhiệt” khi các thí sinh đổ xô vào đăng ký dự thi. Sự lên ngôi gần đây của những ngành như: Tài chính - Ngân hàng, CNTT, Quản trị kinh doanh, Kế toán... đã cho thấy điều đó. Và để “tồn tại”, hầu như tất cả các trường đều mở ngành này, từ trường công lập cho đến trường ngoài công lập. Với thế mạnh là các ngành liên quan đến nông nghiệp, nhưng Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội cũng đã “kịp” mở một số ngành để hút thí sinh như: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Kinh tế. Thực tế cho thấy những ngành truyền thống bị “thất thế” không phải do khó xin việc.

Ông Nguyễn Xuân Trạch, phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội cho biết, ngành Thú y của trường, sinh viên ra trường rất “đắt hàng” nhưng thí sinh “nhất định không chọn”. Vì những thí sinh dự thi vào trường đa số đều từ nông thôn. Nếu học những ngành này, họ sẽ lại phải quay về nông thôn để làm việc. Điều này không phù hợp với nguyện vọng của thí sinh và gia đình.

Nhiều năm nay, sinh viên học ngành Bảo hộ lao động của Trường ĐH Công đoàn chưa ra trường đã có người đến nhận. Ông Tạ Minh Kháng, phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, khóa sinh viên của ngành vừa ra trường đã được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia đến tuyển chọn hết và vẫn thiếu, lương cũng rất cao nhưng “không hiểu sao, các thí sinh không chọn”.

Năm ngoái, điểm chuẩn vào trường của ngành này thấp nhất, bằng đúng điểm sàn, 13 điểm.

Không khó xin việc nhưng những ngành truyền thống vẫn bị những ngành “hot” truất ngôi và đây là một thực tế. Nhiều chuyên gia cho rằng, hiệu ứng đám đông đã tác động đến vấn đề chọn trường, chọn ngành của thí sinh. Chọn ngành theo mốt là một thực tế đang tồn tại hiện nay ở Việt Nam.

 Nhiều thí sinh thích “oai”, thích những ngành “nóng”. Để lấy “ngắn nuôi dài” nhiều trường đã phải mở thêm những ngành này để hút thí sinh. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, hiện nay, có rất nhiều trường xin mở ngành CNTT, Tài chính - Ngân hàng, trong khi đó, nhu cầu nguồn nhân lực những ngành này đã bắt đầu cân bằng, chuyển từ nhu cầu nhân lực thấp sang nhu cầu nhân lực chất lượng cao.

Có bình thường không, khi một trường từng đứng đầu cả nước về đào tạo các ngành khoa học xã hội như Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, để mời gọi được người học, đã phải “phá lệ” tuyển sinh thêm khối A ở 8/17 ngành của trường. Một chuyên gia trong ngành giáo dục cho rằng, việc tuyển sinh như thế chỉ giải quyết được bài toán tài chính trước mắt, còn trong tương lai, nó sẽ làm “yếu” trường vì thế mạnh cốt lõi của trường này không phù hợp để đào tạo những sinh viên theo học khối A.

Để giải bài toán này, ông Nguyễn Xuân Trạch cho rằng: "Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ những người làm việc tại nông thôn. Hiện nay, mức lương cho người  làm việc ở  khu vực này không hấp dẫn đối với thanh niên. Bên cạnh đó, các trường cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền để người học có thể thay đổi nhận thức theo hướng tích cực".

 

                                                                                    Theo DanTri

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục