Trước phiên họp HĐND, Tỉnh ủy Bình Dương vẫn đánh giá cao cách làm việc của Giám đốc Sở GD-ĐT Dương Xuân Phương. Tuy nhiên khi ra diễn đàn, ông đã gặp nhiều chất vấn nóng và buột miệng nói lời từ chức. Sau sự kiện này, người đứng đầu ngành giáo dục của một địa phương có nền kinh tế thuộc diện năng động nhất nước từ chối giải thích tiếp câu chuyện lời từ chức của mình.

Kỳ họp HĐND lần thứ 17, khóa 7 của tỉnh Bình Dương mới đây đã đưa ngành giáo dục tỉnh này ra diễn đàn chất vấn.

 

Ngay trên diễn đàn, ông Dương Thế Phương, Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Dương nói, nếu các đại biểu không còn tín nhiệm thì ông xin từ chức, để nhường cho người khác trẻ, khỏe và làm tốt hơn ông. Trường hợp vẫn tín nhiệm  thì phải chấp nhận cách làm của ông, chứ không thể ép chất lượng giáo dục thông qua các con số phần trăm, tỷ lệ…

 

Cũng tại kỳ họp này,  một số đại biểu HĐND Bình Dương đã so sánh tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm học 2009 - 2010 của tỉnh (87,75%) với tỉnh láng giềng Bình Phước (92,04%), dù con số của địa phương so với năm học trước đã tăng 10%. Bình Dương và Bình Phước vốn được tách ra từ tỉnh Sông Bé cũ. Các đại biểu cũng lo lắng khi mức đầu tư vào giáo dục tiếp tục tăng cao mà các con số thống kê "chẳng đẹp tí nào".

 

Sau khi lên tiếng với báo chí "tôi không có ai chia sẻ", ông Phương từ chối phát biểu thêm về sự việc này. Thực tế là ông Phương chưa viết đơn xin từ chức

 

Mô tả ảnh.
Phụ huynh chờ con thi tốt nghiệp. Ảnh: Phạm Hải

 

Ông Nguyễn Văn Rua - một trong những đại biểu chất vấn gay gắt ông Phương về chuyện này - nguyên là Giám đốc Sở GD - ĐT ngay trước nhiệm kỳ của ông Phương. Gặp lại phóng viên, ông khẳng định những gì muốn nói, mình đã nói hết trên diễn đàn HĐND và không muốn nhắc lại.

 

Ông Nguyễn Thanh Liêm, Trưởng ban Tuyên giáo Bình Dương cho biết, trước khi họp HĐND, Tỉnh ủy đã làm việc với ngành giáo dục.

 

Tại buổi làm việc này, ông Phương đã thuyết phục tỉnh ủy cần tiếp tục tin tưởng vào cách làm việc của mình. Nếu cần thiết, ông sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới. Ông Thanh Liêm cho biết thêm, Tỉnh ủy Bình Dương vẫn đánh giá cao cách làm việc của ông Phương và vẫn tiếp tục ủng hộ ông.

 

Tuy nhiên, tại diễn đàn HĐND, các vị đại biểu đã không nghĩ như vậy.

 

Được biết, năm 2006, khi phong trào “hai không” được Bộ phát động (Nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử), lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã nhiều lần thuyết phục các địa phương, không nên căn cứ vào các con số thống kê (cụ thể là tỷ lệ tốt nghiệp) để đánh giá thi đua đối với ngành giáo dục. Nói cách khác, Bộ thuyết phục địa phương chấp nhận xiết chặt thi cử, để nâng chất lượng một cách bền vững.  

 

Tuy nhiên, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2009 - 2010 vừa xong, kết quả lại không đồng đều ở nhiều tỉnh thành, mà đáng chú ý là nhiều  thuộc "vùng trũng giáo dục" hay nơi vốn có tỷ lệ rất thấp ở thời kỳ đầu thực hiện "hai không" lại nhảy vọt lên so với những năm trước.

 

Kết thúc phiên họp của HĐND tỉnh Bình Dương, có tới 5 trong số 9 nghị quyết được thông qua đều thuộc lĩnh vực giáo dục, với chủ trương "bơm" mạnh tiền cho giáo dục.

 

Cụ thể là phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo, cán bộ quản lý… công tác ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn theo tiêu chí của tỉnh, có cả chế độ hỗ trợ cho HS phổ thông trên địa bàn. Riêng HS có điểm IELTS từ 6.0 trở lên hoặc TOEFL tương đương, được hỗ trợ học phí 8 triệu đồng cho mỗi em.

 

Bình Dương hiện có 369 đơn vị, trường học với 215.333 học sinh. 53,93% trường học được "lầu hóa" (trong đó các trường THPT, GDTX-dạy nghề đạt 100%); 46,84% trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia, riêng trường THPT và Tiểu học có 33,88% đạt chuẩn.

Tỷ lệ trúng tuyển đại học, cao đẳng năm 2006 đạt 18,4%, năm 2007 đạt 22,6%, năm 2008 đạt 32,2%, năm 2009 đạt 41,5% (nghị quyết của Bình Dương đề ra là tăng từ 2-3% hàng năm).

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2009 -2010, Bình Dương có 5.420 thí sinh đỗ tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 87,75%, tăng hơn năm học trước gần 10%. Có hai trường đạt tỷ lệ 100% là THPT Tây Sơn (Phú Giáo) và THPT Chuyên Hùng Vương.

 
 
 
 
                                                          Theo Báo Vietnamnet

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục