Dưới con mắt của tác giả nước ngoài, cánh cửa vào đại học với giới trẻ Việt quá hẹp.

Dưới con mắt của tác giả nước ngoài, cánh cửa vào đại học với giới trẻ Việt quá hẹp.

Để tham dự kỳ thi quan trọng nhất trong đời, cô học sinh Lê Thị Hoài Thương, 18 tuổi, đã phải đi quãng đường 38 giờ ô tô cùng với cha mình, một người nông dân thực thụ nhưng không muốn con gái mình cả đời “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.

 
Dưới đây là bài viết của tờ báo Mỹ Washinton Post về khát khao học vấn của các bạn trẻ Việt Nam.
 
.Để có tiền cho chuyến đi, gia đình Thương đã bán đi một con bò sữa được 14 triệu đồng. Trên đường đi, điều hòa ô tô bị hỏng. Cha Thương không ngừng tay quạt cho con bằng một tờ báo. Xe vào đến Thành phố Hồ Chí Minh, Thương đưa mắt nhìn quanh nơi lần đầu tiên cô đặt chân tới cùng hoài bão được ngồi trên một giảng đường đại học.

Thương cũng lờ mờ nhận ra những khó khăn mà ngày càng đông những cô cậu học sinh có cùng khát vọng như cô sẽ phải đối mặt.

Tháng này, 1,9 triệu học sinh trung học Việt Nam tham gia các kỳ thi đại học và cao đẳng. Cùng đà hiện đại hóa nhanh chóng của đất nước và nỗ lực của chính phủ theo đuổi việc xây dựng hệ thống giáo dục đại học đạt chuẩn toàn cầu vào năm 2020, một thế hệ giới trẻ đang xem tấm bằng đại học là yêu cầu cơ bản để vào đời. Vấn đề là nỗ lực cải cách hệ thống giáo dục đại học chưa bắt kịp nhu cầu. Với dân số 89 triệu người, Việt Nam chỉ có chưa tới 400 trường cao đẳng và đại học, trong khi Mỹ có 310 triệu dân nhưng có tới hơn 4.400 trường như vậy.

Ngay cả những trường học dưới chuẩn ở Việt Nam cũng có tỷ lệ chọn đầu vào cao bằng nhóm các trường đại học hàng đầu của Mỹ. Mặc dù Việt Nam đã thay đổi kể từ sau khi kết thúc chiến tranh, nhưng tỷ lệ sinh viên của Việt Nam chỉ bằng một nửa Thái Lan và bằng một phần ba của Hàn Quốc. 

Báo cáo năm 2009 của chính phủ về giáo dục đại học kết luận hệ thống giá dục hiện “không bắt kịp tốc độc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tỷ lệ giảng viên có bằng tiến sĩ của Việt Nam trong thập kỷ qua đã giảm.
 
Trong những năm qua, tình trạng chen chân vào đại học đã biến mùa thi vào tháng 7 thành quá tải. Những học sinh nông thôn như Thương, những bạn chưa bao giờ đi xa nhà quá 200km, đôn đáo đổ về trung tâm các thành phố lớn. Các nhà trọ giảm giá. Hệ thống đường sắt toàn quốc cũng giảm giá vé 10% để hỗ trợ các sĩ tử.

Tuần trước, Thương đến một điểm thi ở Quận 9 cùng 700 thí sinh khác để làm các bài kiểm tra, mỗi bài kéo dài 180 phút. Cô coi đây là thời khắc trọng đại của đời mình và có thể là cả tương lai con cái cô sau này.

Những phụ huynh chờ con ở bên ngoài khu vực thi, với tâm trạng căng thẳng. Một ông bố cầm theo nắm thuốc phòng khi cần khẩn cấp. Một giờ sau khi bắt đầu phát đề thi, những người tình nguyện tại điểm thi thông báo có một học sinh ngất xỉu.

“Cháu không căng thẳng quá”, Thương nói. “Đỗ đại học sẽ giúp cháu kiếm được một công việc tốt hơn, một nghề nghiệp tốt hơn. Cháu thấy bố mẹ và ông bà làm ruộng thực sự rất vất vả”. Các thế hệ trước trong gia đình Thương đều làm ruộng. Không một ai, kể cả hai anh chị của cô, học lên cao. Bố của Thương không bao giờ nghĩ con cái ông có thể vào đại học.

Cũng giống như Thương, nhiều thí sinh hy vọng đỗ được vào trường Cao đẳng Công nghiệp và Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh. Tỷ lệ “chọi” phụ thuộc vào từng khoa. Năm ngoái, trường chọn 7,1% số thí sinh vào khoa quản trị kinh doanh và 6,2% vào khoa tài chính ngân hàng. Trong khi đó, trường Đại học Harvad của Mỹ chọn 6,9% số thí sinh dự thi – tỷ lệ đầu vào gắt gao nhất trong lịch sử trường này.

Theo số liệu của chính phủ, khoảng 70% thí sinh dự thi đại học và cao đẳng trong nước có “kinh qua” các lò luyện thi. Nhiều giáo viên trung học mở các lớp ôn thi buổi tối tại nhà. Trong năm cuối trung học, mỗi ngày, Thương đạp xe 45 phút tới trường và ở lại thêm 2 đến 4 tiếng nữa để ôn tại lò luyện rồi mới lại đạp xe về nhà.

Khi buổi thi kết thúc, Thương nghĩ cô đã làm bài tốt. Kết quả sẽ được công bố vào cuối tháng này, nhưng cô nói nếu thi trượt, cô sẽ đi làm, kiếm tiền để tiếp tục ôn thi năm sau. “Cũng cần thử xem mình làm bài được đến đâu”, cô gái trẻ tâm sự.

Vài phút sau buổi thi, Thương gặp bố bên ngoài điểm thi. Hai bố con vội vã ra bến để đón xe về Thanh Hóa. Hai chiếc vé mất gần 650.000 đồng. Bố Thương nói rằng ông ông sẽ “hơi buồn” nếu con gái đi học xa nhà, nhưng ông cũng sẽ rất tự hào. Nếu Thương đỗ đại học, ông sẽ vay thêm vốn và nuôi thêm nhiều lợn. “Con bé sẽ thoát phận làm nông dân”, ông nói.

 

                                                                                   Theo DanTri

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục