Thông tin trên được đưa ra tại “Hội nghị tổng kết năm học 2009-2010, đề ra phương hướng nhiệm vụ trọng tâm của khối giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục trung học chuyên nghiệp năm học 2010-2011”, tổ chức ngày 29-7 tại Hà Nội.

 
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trong năm học 2010- 2011, “công tác tài chính giáo dục tiếp tục được đổi mới với việc áp dụng mức học phí mới đồng thời chấn chỉnh quản lý thu, chi trong các cơ sở giáo dục, chấm dứt tình trạng lạm thu trong các trường học. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ trình Chính phủ thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, quy định bảo lưu phụ cấp cho nhà giáo được điều động về làm công tác quản lý giáo dục”.


Trong năm học 2009-2010, ngành giáo dục đã nỗ lực phát huy thành tựu đạt được, khắc phục những khó khăn hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra. Các cuộc vận động và phong trào thi đua trong ngành ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả rõ rệt. Trật tự, kỷ cương thi cử trong toàn ngành đã có chuyển biến căn bản, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 được thực hiện nghiêm túc, an toàn, khách quan, chính xác và công bằng ở tất cả các khâu: ra đề thi, coi thi, chấm thi, xét công nhận tốt nghiệp, thanh tra thi.


 Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2010 toàn quốc là 92,57%, tăng 8,97% so với năm 2009; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp GDTX năm 2010 toàn quốc là 66,71%, cao hơn năm 2009 là 27,11%.
* 30- 6- 2010, tất cả các tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, hoàn thành trước 6 tháng so với kế hoạch.

* Tỷ lệ học sinh bỏ học ở hầu hết các vùng đều giảm mạnh.

Công tác đổi mới quản lý giáo dục được đẩy mạnh và có chuyển biến tích cực trong việc tập trung đổi mới nội dung bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hướng gắn hoạt động với tầm nhìn lãnh đạo, bồi dưỡng năng lực quản lý thích ứng trong điều kiện có nhiều thay đổi với vai trò tự chủ của nhà trường.


Việc thực hiện 3 công khai (Công khai cam kết chất lượng giáo dục, Công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng và Công khai thu chi tài chính) đã bước đầu nhận được sự đồng thuận của các cơ sở giáo dục và xã hội.



Các đại biểu dự hội nghị.


Năm học vừa qua, ngành đã triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện như: thực hiện chương trình giáo mới, tiếp tục đánh giá sâu và điều chỉnh chương trình một số môn học, tích hợp một số nội dung trong giảng dạy; hướng dẫn dạy học dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng; chú trọng phụ đạo cho học sinh yếu kém, tỉ lệ học sinh bỏ học giảm mạnh…


Quy mô phát triển trường lớp của các cấp học, loại hình học tập đều tăng; các trường trung cấp chuyên nghiệp được củng cố và phát triển, mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo; tăng số lượng các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện và trung tâm học tập cộng đồng. Chương trình kiên cố hóa trường lớp và xây nhà công vụ giáo viên được đẩy nhanh và đã hoàn thành trên 50% chỉ tiêu kế hoạch.


Năm 2010, Việt Nam có 23 học sinh tham gia các cuộc thi Olympic quốc tế các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Tin học.Kết quả đã có 6 học sinh tham dự kì thi Olympic Toán đạt 01 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng; 4 học sinh tham dự môn Sinh đạt 1 Huy chương Bạc, 2 Huy chương đồng; 5 học sinh tham dự môn Vật lý đạt 1 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 01 Huy chương Đồng; bốn học sinh tham dự môn Hóa học đoạt 2 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ ra một số hạn chế, yếu kém như chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; ở các vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học sinh yếu kém còn chiếm tỷ lệ khá cao, việc huy động học sinh ra lớp và duy trì tỷ lệ đi học chuyên cần vẫn còn nhiều khó khăn; việc phân luồng học sinh THCS và giáo dục hướng nghiệp chưa hiệu quả. Đa số các địa phương còn thiếu giáo viên tiểu học để đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày.  Các vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đội ngũ nhà giáo vẫn còn thiếu, cơ cấu đội ngũ chưa đồng bộ; chất lượng đội ngũ chưa tương xứng với tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo; vẫn còn tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo. Nhiều trường học chưa bảo đảm vệ sinh, thiếu nước sạch, thư viện còn nghèo nàn, phòng học bộ môn còn hạn chế về số lượng, chất lượng và hiệu quả sử dụng còn thấp…



Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phát biểu tại Hội nghị.

Năm học 2010- 2011, ngành giáo dục và đào tạo xác định chủ đề là “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Trong năm học này, ngành tiếp tục thực hiện tốt hơn quyền chủ động của cơ sở trong phân cấp quản lý giáo dục và phối hợp quản lý hệ thống giáo dục quốc dân; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đặc biệt để đổi mới phương pháp dạy và học; tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục; nâng cao năng lực các phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục ở các sở.


Đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, ngành triển khai thực hiện đại trà chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, chuẩn hiệu trưởng trường trung học; hoàn thành xây dựng chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, tiểu học và chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên trung cấp chuyên nghiệp.
 
 
                                                                                    Theo ND

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục