Chiều qua, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo chuẩn bị khai giảng năm học mới 2010 - 2011.

 

Đủ sách giáo khoa

Bộ GD-ĐT cho biết, đến nay về cơ bản công tác chuẩn bị cho năm học mới đã hoàn tất. “Bộ GD-ĐT đang tiếp tục rà soát việc triển khai thực hiện yêu cầu “3 đủ” với học sinh: đủ ăn, đủ quần áo, đủ sách vở trong việc phối hợp thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Bộ cũng sẽ tiếp tục tổ chức khảo sát về tác động của game online tại 63 tỉnh thành trong cả nước”, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết.

Lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục cũng cho hay, khoảng 80 triệu bộ sách giáo khoa (SGK) từ cấp tiểu học đến THPT đã được phát hành đến tay học sinh cả nước trong năm học này. Về cơ bản, SGK năm học 2010 - 2011 không thay đổi về nội dung và giá cả so với năm học trước, riêng sách bổ trợ môn tiếng Anh học sinh cấp 2 do có chỉnh lý và tăng trang nên có thay đổi giá chút ít nhưng không đáng kể.

Cũng theo thông tin từ Nhà xuất bản Giáo dục, đến thời điểm này có thể khẳng định tất cả học sinh đều có đủ sách bước vào năm học mới. Năm nay, theo thống kê, trên 40% học sinh cả nước mua SGK mới, còn lại gần 50% học sinh dùng sách cũ với giá rẻ. Điểm nổi bật của năm học này là lần đầu tiên Bộ GD-ĐT đã tổ chức phát hành 16 cuốn sách giáo dục kỹ năng sống, nhằm giáo dục toàn diện cho HS-SV.

Học ngoại ngữ bắt buộc từ lớp 3: Mới chỉ thí điểm!

Điều mà xã hội đang quan ngại là vấn đề quá tải ở cấp tiểu học. Giải đáp băn khoăn này, bà Trần Thị Thắm (Vụ Tiểu học, Bộ GD-ĐT) cho biết, trước đây tình trạng quá tải chủ yếu xảy ra ở những vùng khó khăn, do cả nước dùng chung một bộ SGK tiểu học.

“Tuy nhiên, tình trạng này đến nay đã được khắc phục do bộ ban hành chuẩn kiến thức kỹ năng tiểu học. Căn cứ vào chuẩn này, các địa phương linh hoạt trong việc giảng dạy. Vì thế không còn chuyện quá tải ở tiểu học”, bà Thắm nói.

Năm học mới này cũng là năm đầu tiên triển khai đề án dạy học ngoại ngữ, theo đó học sinh tiểu học sẽ học ngoại ngữ bắt buộc ngay từ lớp 3. Đề án đề ra mục tiêu ngay từ năm học 2010 – 2011 triển khai dạy và học ngoại ngữ theo chương trình mới cho khoảng 20% số lượng học sinh lớp 3 và mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70% vào năm học 2015 - 2016; 100% vào năm 2018 - 2019. 

Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cho hay, năm học này chỉ tiến hành thí điểm chương trình dạy tiếng Anh tiểu học, chưa triển khai đại trà. “Chúng tôi cần chuẩn bị thật kỹ để triển khai đề án này hiệu quả”, bà Trần Thị Thắm cho biết.

Một điều được báo chí tập trung chất vấn là tuy năm học mới đã cận kề nhưng đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT mới đang triển khai tập huấn cho giáo viên tham gia thí điểm đề án. Nhiều giáo viên đã tỏ ra rất lúng túng. Dư luận cho rằng Bộ GD-ĐT chậm chạp trong việc triển khai đề án, thậm chí phải chờ tài trợ mới có tiền tập huấn giáo viên.

Trước dư luận này, bà Thắm khẳng định đúng là việc triển khai đề án hơi muộn. Tuy nhiên, việc tập huấn giáo viên chậm không phải do nguồn tài trợ mà do phải đợi tài liệu. “Tuy muộn nhưng chúng tôi cam kết không để ảnh hưởng đến chất lượng thí điểm dạy ngoại ngữ cho học sinh tiểu học”, bà Thắm nhấn mạnh.

Bộ GD-ĐT cũng cho biết, năm học này ngoài việc tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, ngành sẽ triển khai nhiều chương trình để giáo dục kỹ năng sống cho HS-SV.

 

                                                                                   Theo SGGP

Các tin khác


Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên khóa 23

Ngày 3/5, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho học sinh (HS), sinh viên (SV) khóa 23.

Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục