Tại TPHCM, tuy con em đều đã có chỗ học nhưng nhiều trường vẫn trong tình trạng phải bố trí từ 46 đến 51 học sinh/lớp

 
Theo Sở GD-ĐT TPHCM, hiện 100% các ngành học, bậc học đều bảo đảm  đủ chỗ cho học sinh; không còn đơn vị nào yếu, kém về cơ sở vật chất và môi trường sư phạm. Tuy nhiên, ghi nhận thực tế tại một số quận, huyện cho thấy tình trạng lớp học quá  đông học sinh vẫn phổ biến, đặc biệt ở cấp mầm non và tiểu học.
 
Trường Tiểu học Duy Tân (quận Tân Phú-TPHCM) vừa được xây dựng, kịp đưa vào sử dụng trong ngày khai giảng
 
Áp lực dân số gia tăng
 
Cụ thể như ở quận 12, Trường Tiểu học Thuận Kiều bố trí  51 học sinh/lớp, Trường Tiểu học Võ Văn Tần bố trí 49 học sinh/lớp.
 
Theo đánh giá của Phòng GD-ĐT quận 12, số lượng học sinh phổ biến trong các lớp học ở quận này là 46 em/lớp ở tất cả các cấp, bậc học. Quận Tân Phú, quận Thủ Đức, huyện Hóc Môn...  cũng không nằm ngoài thực trạng này. 
 
Ông Khưu Mạnh Hùng, Phó trưởng Phòng GD-ĐT quận 12, cho biết mặc dù cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu của các ngành học, bậc học vì tỉ lệ học sinh tăng quá nhanh (mỗi năm tăng gần 2.000 trẻ).
 
Ngoài ra, nhiều dự án đầu tư xây dựng trường, lớp đã được phê duyệt nhưng vướng một số thủ tục như bồi thường, giải phóng mặt bằng nên chưa thể khởi công.
 
Ông Tạ Tân, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Phú, cho biết hiện trên địa bàn quận có khoảng 15.000 trẻ ở độ tuổi học mầm non trong khi chỉ có 13 trường mầm non công lập, đáp ứng khoảng 50% trẻ, số còn lại phải học ở các trường mầm non tư thục (13 trường) và nhóm trẻ gia đình (101 nhóm).
 
Năm nào quận cũng đầu tư xây dựng trường mới và đưa vào sử dụng nhưng với tốc độ gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh (số dân tạm trú trên địa bàn chiếm đến 47% dân số), khiến sĩ số học sinh của các trường đông. Năm học 2010-2011, sĩ số bình quân của cấp tiểu học là 47 học sinh/lớp và cấp THCS là 46 học sinh/lớp.
 
Chậm do vướng giải tỏa
 
Trước thực trạng dân số cơ học tăng nhanh, ngay từ đầu năm 2010, UBND TP đã chỉ đạo các sở, ngành và 24 quận, huyện bằng nhiều biện pháp huy động mọi nguồn lực và phải thực hiện quyết liệt nhằm bảo đảm  đủ chỗ học cho con em TP, kể cả dân nhập cư.
 
Ông Nguyễn Đình Thái Châu, tổ trưởng tổ công tác liên ngành về xây dựng trường học TPHCM, cho biết: “Năm học 2010-2011, ngành giáo dục tăng tốc giải ngân xây dựng trường, lớp mới. Số phòng học mới sẽ được đưa vào sử dụng vào ngày khai giảng là 1.059 phòng, trong đó mầm non có 153 phòng, tiểu học 369 phòng, THCS 273 phòng..., nâng tổng số hiện có lên 31.949 phòng học, bảo đảm  chỗ học cho 1.375.000 học sinh toàn TP”.
 
Năm 2010, tổng số kinh phí đầu tư xây dựng trường, lớp học được TP cấp cho ngành giáo dục là 1.673 tỉ đồng. Tính đến ngày 31-7, các quận, huyện đã giải ngân được 1.003 tỉ đồng (đạt tỉ lệ 59,97%).
 
Một số dự án, công trình trì trệ như công trình Trường Mầm non Tam Phú và Trường THPT Hiệp Bình (quận Thủ Đức), Trường Mầm non Sơn Ca 6 (quận 12), Trường Tiểu học An Phong (quận 8), Trường Tiểu học Tân Kiên (huyện Bình Chánh), Trường THCS Phước Kiển 1 (huyện Nhà Bè), Trường THPT Bình Trị Đông A (quận Bình Tân),... hiện đã khởi công và đang đẩy nhanh tiến độ thi công.
 
Tuy nhiên, hiện vẫn còn 154 dự án chưa được phê duyệt. Nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ trong tiến độ xây dựng trường lớp học mới ở các quận, huyện được xác định là do các ban quản lý đầu tư xây dựng công trình không linh hoạt sáng tạo trong công tác đền bù, giải tỏa...
 

Cuối năm 2010 có thêm 600 phòng học

 
Để đáp ứng nhu cầu học tập, đầu tháng 8-2010, UBND TPHCM đã cấp thêm 534 tỉ đồng để xây dựng trường học và yêu cầu các quận, huyện bảo đảm  sử dụng hết số kinh phí này cùng với 670 tỉ đồng (số kinh phí còn lại của đợt 1 chưa giải ngân hết) để đưa vào sử dụng thêm 600 phòng học vào cuối năm 2010.
 
UBND TP cũng đã phê duyệt triển khai 36 dự án xây dựng trường mầm non với tổng số tiền đầu tư 1.028 tỉ đồng, bảo đảm  có thêm chỗ học cho 14.000 trẻ.
 
Dự án đầu tư xây dựng 9 trường THPT ở các quận 4, 6, 9, Thủ Đức, Bình Thạnh, Bình Tân, huyện Nhà Bè, huyện Hóc Môn với 324 phòng học, đáp ứng 14.580 chỗ học mới cho học sinh, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trong năm học 2011-2012.

 

                                                                                        Theo NLĐ

Các tin khác


Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục