Ngày 20/9/2010 Tạp chí Newsweek trên trang Giáo dục đã có bài báo về xu hướng các doanh nghiệp lớn mở trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng đúng nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp. Bài báo một lần nữa khẳng định định hướng đúng đắn của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong việc quyết tâm xây dựng Trường Đại học Dầu khí Việt Nam.

 

Đối với các gia đình ở phương Tây, việc tiễn một sinh viên đầy hoài bão đến trường đại học là một phần nghi lễ của tình yêu thương. Còn đối với nền kinh tế toàn cầu, nơi mà sự thành bại của các công ty phụ thuộc vào sức mạnh tri thức, giáo dục bậc cao mang một ý nghĩa rộng lớn hơn và mang tính cấp thiết mới.

Trường ĐH Thuỷ điện thuộc doanh nghiệp tại Matxcơva dạy các nhà quản lý nhà máy điện cách thức vận hành kỹ thuật tuốc-bin và rô-to động lực để cấp điện có hiệu quả cho hàng triệu khách hàng có nhu cầu. Các kỹ sư tương lai của Trường Đại học Petrobras ở Rio de Janeiro buộc phải làm chủ các bí mật của việc khai thác dầu khí nằm sâu 7.000 m dưới đáy Đại Tây dương.

Học đường thời nay đã không còn như những gì thường thấy. Hãy quên đi những con đường đến trường thơ mộng và những hội hè của tuổi học trò, thay vào đó là những mô hình doanh nghiệp, những giàn khoan dầu khí ảo và những lớp học di động dành cho những công nhân trong những toa tàu.

Các công ty lớn đang xây dựng các trường ĐH trên khắp thế giới để đào tạo các loại hình nhân viên mà họ mong muốn

Ngày nay, trường đại học thuộc doanh nghiệp được cho là một lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong giáo dục bậc cao.

Theo tính toán của ông Annick Renaud-Coulon, Chủ tịch Hội đồng toàn cầu các trường đại học thuộc doanh nghiệp, con số các trường loại này đã tăng gấp đôi trong thập kỷ vừa qua, đạt mức 4.000 trường. Hiện có hơn 4 triệu người đang theo học tại các trường đại học thuộc doanh nghiệp.

Theo một số tính toán, số lượng tuyển sinh của các trường thuộc dạng này sẽ vượt qua số lượng tuyển sinh của các trường đại học truyền thống. Trường thuộc doanh nghiệp một thời vốn được xem là sự xa xỉ của những thương hiệu lớn nằm trong danh sách của Fortune 500, thì nay đã trở thành một thông lệ tiêu chuẩn, với việc mọi doanh nghiệp quan tâm đến thương hiệu của mình đều mở riêng cho mình một trường, hoặc mở chung với một doanh nghiệp khác. Ông Renaud-Coulon gọi những trường này là “những khoảng không gian của giáo dục ứng dụng nhằm kích hoạt các chiến lược của doanh nghiệp”.

Ý tưởng lập trường đại học của doanh nghiệp không phải là mới. Hãng McDonald’s đã bắt đầu đào tạo những đầu bếp tài năng của mình tại Trường Đại học Hamberger ở Oak Brook, Illinois từ năm 1961.

Tuy nhiên, cùng với việc phát sinh những cơ hội kinh doanh mới, nhu cầu về con người ở nhiều nơi cũng tăng lên. Những người làm công ăn lương cần phải có khả năng giao tiếp và làm việc theo nhóm. Ngày nay, việc sở hữu khả năng làm việc dễ dàng ở nhiều nền văn hóa khác nhau được đánh giá cao không khác gì sở hữu các kỹ năng cứng khác.

Ở một số nước, nơi các phương thức giáo dục học đường truyền thống thất bại, các doanh nghiệp còn đảm nhiệm cả việc dạy đọc và viết. Nhiều doanh nghiệp khác lại truyền đạt các kiến thức khác nhau về chiến lược, hậu cần và kỹ thuật vốn cần đến kinh nghiệm thực hành hàng năm trời mới tiếp thu xong. Ở mọi nơi, nền kinh tế phát triển ngày càng cao càng làm cho nhu cầu học tập ở các doanh nghiệp tăng vọt.

“Đây không còn là một dự án hão huyền”, Ông Michel Stanford của Trường Quốc tế phát triển quản trị tại Lausanne, Thụy Sỹ nói, “các công ty đang ngày càng coi trọng ý tưởng cho rằng học tập và phát triển là các công cụ mang tính cạnh tranh. Những doanh nghiệp không quan tâm tới vấn đề này sẽ không phát huy hết được tiềm năng các nhân viên của mình”.

Các trường thuộc doanh nghiệp cũng đa dạng như chính các thương hiệu mà chúng đại diện. Các công ty có truyền thống lâu đời như General Electric và Siemens đều có các trường của mình ở khắp nơi trên thế giới bám theo từng bước phát triển của công ty.

Các trường quốc tế của Motorola đều giống nhau, từ những chiếc bảng đen và cách phối màu của các trang thiết bị, trong khi đó GDF Suez thì lại phi tập trung hóa một cách triệt để đến mức trường của công ty ở Paris có những ảnh hưởng rất đơn giản và thậm chí không áp đặt các chương trình địa phương vào hệ thống trường trên toàn thế giới.

Oboronprom của Nga (Tập đoàn liên minh công nghiệp) hoàn toàn là một trường đại học di động. Trường thường cử các nhóm giảng viên đi tổ chức các hội thảo cho nhân viên từ 2 đến 3 ngày ngay tại các nhà máy lắp ráp máy bay dân dụng và máy bay trực thăng.

Công ty linh kiện máy tính lớn của Trung Quốc – Huawei đã từng thuê kỹ sư hàng đầu Norman Foster để thiết kế khu liên hợp trường đại học của mình gồm bốn tòa nhà ở Bắc Kinh. Đại học Dell hiện nay đã thực sự là một trường đại học hoàn hảo.

Không có gì là ngạc nhiên khi một số ví dụ nổi bật nhất về mô hình đại học thuộc doanh nghiệp lại nằm ở châu Á đang trỗi dậy, ở Trung Âu, châu Mỹ La tinh và châu Phi.

Một vài trong số đó hoạt động khá tốt như Infosys. Với hai sân bay chuyên dụng cho máy bay trực thăng, một sân vận động cricket chuyên nghiệp, một bể bơi thiết kế hình bàn tay và một tổ hợp đa chức năng tọa lạc trong khu nhà mái vòm có gương phản chiếu, Trung tâm đào tạo toàn cầu Infosys ở Dehli trông giống như một sự giao thoa giữa Trung tâm Epcot của Disney và Las Vegas.

Tổ hợp 120 triệu USD đã làm lu mờ Khu thể thao mới của Dehli – và hiện nó đang triển khai khu mở rộng trị giá tới 150 triệu USD. Mỗi nhân viên trong số hơn14.000 người được tuyển mới đều có phòng làm việc riêng được trang bị máy tính đầy đủ - đó là một sự tiện nghi chưa từng được biết đến ở một trường đại học điển hình đang khát công nghệ. Phần lớn các bài tập khóa học và bài kiểm tra đều được thực hiện trên mạng.

Theo một số ước đoán, số lượng tuyển sinh vào các trường ĐH của doanh nghiệp sẽ lớn hơn vào các trường ĐH truyền thống

Nhưng cái thực sự nổi bật là chương trình đào tạo. Các kỹ sư trẻ đều được trải qua một chương trình đào tạo tương đương với chương trình cấp bằng nâng cao về khoa học máy tính.

Để tăng khả năng được tuyển dụng của các tân binh mới trong tương lai, Infosys còn đào tạo hàng trăm giảng viên đại học để giảng dạy các kỹ năng giao tiếp cơ bản và giải quyết vấn đề - đó là các kỹ năng quan trọng để làm việc trong các thị trường đa dạng. “Việc chúng tôi làm là bù lấp khoảng trống giữa những gì các trường đại học đào tạo và những gì ngành yêu cầu”, Kris Gopalakrishan, CEO của Infosys nói, ông mô tả cơ sở đào tạo của Infosys giống như một trường đại học của Mỹ được đầu tư đầy đủ hơn là một trường đại học của Ấn Độ được trang bị giản đơn.

Cách đây không lâu những nỗ lực công phu như vậy có vẻ là thừa. Các doanh nghiệp lớn đã săn tìm nguồn nhân lực chất lượng cao, những nhà quản lý và các kỹ sư trẻ từ các trường đại học tầm cỡ thế giới ngay từ bục trao bằng tốt nghiệp đại học.

Ngày nay với công nghệ mới và các phương thức quản lý thường xuyên được thử nghiệm và thách thức trong môi trường làm việc, các doanh nghiệp đã phát triển nhu cầu học tập cho chính bản thân mình. Một số kỹ năng không thể đơn thuần mua được bằng tiền hay thuê ngoài.

Hàng năm, hàng loạt sinh viên tốt nghiệp ra trường thuộc các chuyên ngành kỹ thuật, kinh tế và quản lý; tuy nhiên, chỉ có một số ít thuộc các chuyên ngành chuyên biệt như sản xuất nhiên liệu sinh học, lắp ráp máy bay hoặc chuyển hàng triệu tấn quặng xuyên đại dương. Thêm vào đó, một lực lượng lớn nguồn nhân lực gồm 50% chuyên gia thuỷ điện ở Thuỵ Điển, 45% kỹ sư dầu mỏ ở Petrobras đang chuẩn bị nghỉ hưu có nguy cơ mang theo họ hàng thập kỷ kinh nghiệm làm việc và kiến thức chuyên môn. Stan Ford cho rằng “Bạn có thể học kỹ năng lãnh đạo và quản lý dây chuyền cung ứng toàn cầu ở trường đại học nhưng những ứng dụng riêng cho doanh nghiệp của bạn thì không dễ gì học được”.

Thách thức thậm chí còn lớn hơn đối với các quốc gia đang phát triển nơi mà nền giáo dục truyền thống đang rơi vào trì trệ buộc các công ty phải đào tạo lại từ những kiến thức cơ bản. Infoys, nhà sản xuất phần mềm lớn của Ấn Độ đã phải tự xây dựng trường đại học cho riêng mình vì trên thực tế các nghiên cứu gần đây trong đó có nghiên cứu của McKinsey & Co chỉ ra rằng chỉ có 25% kỹ sư trẻ, 15% sinh viên mới tốt nghiệp ngành tài chính kế toán và 10% tổng số sinh viên mới ra trường đủ năng lực làm việc tại các công ty đa quốc gia.

Theo ông Vijay Govindarajan, giáo sư Đại học Quản lý Tuck tại Dartmouth thì “Nguồn nhân lực ở những thị trường mới nổi tuy có tài nhưng lại nằm ở cuối danh sách có tiềm năng được tuyển dụng. Họ thiếu kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, chỉ rành về lý thuyết và quá phục tùng người khác. Đó chính là các vấn đề mà các công ty phải chấn chỉnh.”

Ở Bra-xin việc người lao động thiếu các kỹ năng làm việc thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Người lao động phổ thông ở các doanh nghiệp lớn thường thiếu hụt những kiến thức cơ bản nhất. Theo Desie Ribeiro, nhà quản lý giáo dục tại Công ty khai thác mỏ Vale, đồng thời cũng là giáo viên giảng dạy cho công nhân trên các toa tàu hoả cho rằng “Dạy toán và tiếng Bồ Đào Nha không phải là nhiệm vụ chính của chúng tôi, nhưng do những khiếm khuyết của hệ thống giáo dục mà chúng tôi thường phải kiêm luôn cả việc đó.”

Vấn đề này thậm chí còn tồi tệ hơn tại các chi nhánh nước ngoài của Vale như Mozambique và New Caledonia nơi mà Công ty phải dạy thợ mỏ kỹ năng khai thác cơ bản và huấn luyện kỹ năng quản lý kinh doanh cho các nhà cung cấp địa phương.

Đáp lại, một số công ty chọn hình thức đào tạo chuỗi. Infosys tuyển dụng những người tài và có tiềm năng nhưng không được đào tạo tốt và đào tạo họ trở thành những kĩ sư công nghệ đẳng cấp thế giới. Các nhà tuyển dụng của Simens, công ty công nghệ và năng lượng đa quốc gia có trụ sở tại Munich đến các trường trung học và thậm chí đến cả một số trường tiểu học nhằm tạo ra niềm say mê khoa học và toán cho các em học sinh.


Nhưng giáo dục đào tạo mang tính hướng nghiệp là minh chứng cho sự tiến bộ. Trong thời đại mà các công ty đua nhau tiên phong trong việc vận dụng công nghệ và cải tiến, có những thứ mà không một trường lớp nào có thể dạy.

Ví dụ không một trường đào tạo kĩ sư nào có thể vượt được Vale trong lĩnh vực tách quặng trong những khu rừng nhiệt đới hà khắc vùng Amazon. Tương tự như vậy, Petrobras dự định khai thác dầu ở độ sâu 2000m dưới biển và độ sâu 5000m dưới những lớp đất đá và cát, là những nơi mà con người chưa từng khai thác dầu bao giờ.

Ông Ricardo Salomao, phụ trách chung về quản lý nhân sự ở trường Đại Học Petrobras, nói: “Những người chúng tôi cần không chỉ là những kỹ sư dầu khí thông thường, mà là những chuyên gia am tường về các loại bể trầm tích carbonate. Điều này chưa được biết nhiều ở những nơi khác”.


Việc đầu tư cho các lớp học hiện đang rất thu hút. Petrobas hiện đang giám sát 24% các hoạt động khai thác dầu dưới mực nước sâu phần lớn nhờ vào năng lực vượt trội của công ty trong lĩnh vực khai thác dầu ngoài khơi - hiện đang là một môn học chính tại trường Đại Học Petrobras. Khi Petrobras bắt đầu tiến hành khai thác dầu từ các mỏ mới ở vùng biển sâu, dự kiến công ty sẽ cần thêm 8000 đến 9000 nhân công tính đến năm 2015, vượt xa khả năng cung cấp nhân lực từ các trường đại học.

Bằng việc đào tạo lại nguồn nhân lực và nâng cao tay nghề cho đội ngũ trẻ, Infosys University đang không ngừng cải tiến nhằm vượt hệ thống giáo dục vốn còn nhiều sai sót của Ấn Độ nhằm đào tạo kĩ sư phần mềm tốt nghiệp từ các chuyên ngành khác. Việc đào tạo này đã và đang tạo ra bước nhảy vọt trong doanh thu cho công ty từ 20-40% / năm.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hài lòng với xu hướng này. Nhiều học giả truyền thống chưa quen tai với việc đặt giáo dục đại học và giáo dục vì mục đích tuyển dụng của các doanh nghiệp song hành cùng nhau. Họ cho rằng các doanh nghiệp đang biến các trường đại học thành các ‘đầu sai’ nhằm tạo ra lợi nhuận cho các công ty. Giới học giả ở Úc còn phàn nàn một cách cay đắng rằng các trường đại học đào tạo hướng nghiệp cho các công ty ở xứ sở này nên đổi tên thành các trung tâm đào tạo kĩ năng lãnh đạo.

Mặc dù vậy, trong nền kinh tế ngày càng được vận hành nhiều hơn bằng tri thức mà trong đó nhân tài khan hiếm và các trường đại học đào tạo hướng nghiệp đang vượt xa các trường đại học truyền thống, những ý kiến phản đối xem ra càng ngày càng trở nên lý thuyết suông.

 

                                                                           Theo VietNamnet

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục