Do lượng sinh viên tăng quá nhanh, nhiều trường ĐH, CĐ đang rơi vào tình trạng quá tải, thiếu các khu chức năng cơ bản, môi trường sư phạm không bảo đảm...Theo Bộ GD-ĐT, TP Hà Nội hiện có 46 trường ĐH và 17 trường CĐ, chưa kể gần 40 trường THCN với tổng số sinh viên (SV) chiếm tới 43% so với cả nước. Con số này của TPHCM là 112 trường. Hai TP này cũng là nơi tập trung nhiều trường ĐH trọng điểm có lượng SV rất lớn.

 
Bí đường xoay xở
 
Ông Trần Thanh Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu thiết kế trường học (Bộ GD-ĐT), cho rằng nhìn từ khía cạnh cơ sở vật chất và đặc biệt về tình hình quy hoạch đất đai, các trường ở Hà Nội, TPHCM đang ở trong tình trạng yếu kém với đặc điểm nổi trội là bình quân diện tích quá thấp, tổng quỹ đất nhỏ (chủ yếu dưới 10 ha), thiếu các khu chức năng cơ bản, môi trường sư phạm không bảo đảm...
 
Theo phân tích của các chuyên gia, nguyên nhân của thực trạng trên chính là do lượng SV tăng quá nhanh, thêm vào đó quỹ đất dành cho các trường vốn đã hạn hẹp lại bị chuyển đổi mục đích, lấn chiếm nghiêm trọng.
 
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với 34 ha được thiết kế cho 2.000 SV vào thập niên 60 của thế kỷ trước, hiện quy mô SV  đã hơn gấp 10 lần, trong khi diện tích đất còn lại thì không đầy 50%.
 
Số trường mới thành lập đều bó buộc trong những diện tích vốn không được thiết kế cho đào tạo hoặc phải sử dụng chung với cơ sở khác. Các trường cũng không được đặt ở những khu vực thuận lợi.
 
Không ít dự án đầu tư hàng trăm tỉ đồng nhưng dồn vào những cao ốc ở nút giao thông lớn (như dự án cho 15.000 SV của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trên đường Giải Phóng, Hà Nội); nhiều trường được bố trí ở những khu không có đường đô thị đi qua, rất bất tiện cho việc đi lại.
 
Nhu cầu dãn các trường ĐH ra khỏi nội thành ngày càng trở nên bức bách. UBND TPHCM đã quy hoạch khoảng 2.210 ha đất tại khu đô thị Đông Bắc để bố trí cho khoảng 50 trường di dời.
 

Kiến nghị thiết thực

Trước những khó khăn đó, nhiều trường ĐH, CĐ đã kiến nghị Chính phủ lập ban chỉ đạo về đầu tư xây dựng các trường ĐH, CĐ. Bên cạnh việc chỉ đạo và giao các địa phương trách nhiệm đền bù, thu hồi và giao đất cho các trường, Chính phủ cũng nên tạo nguồn kinh phí cho các trường. Thực tế, trước phương án hỗ trợ tài chính khoảng 300 tỉ đồng mà Sở Kế hoạch - Đầu tư TPHCM đưa ra, các trường chỉ dùng để giải phóng mặt bằng là hết, lấy đâu ra tiền xây trường, mua sắm trang thiết bị. PGS-TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TPHCM, cho rằng tốt nhất là các địa phương tổ chức thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và giao đất sạch cho các trường.

Hà Nội cũng có kế hoạch đưa 40.000 SV của ĐH Quốc gia Hà Nội lên Hòa Lạc, cách Hà Nội 30 km với diện tích mặt bằng lên tới 1.000 ha. Hơn 10 trường ĐH, CĐ khác cũng được bố trí chuyển ra các khu đô thị vệ tinh như Gia Lâm (đào tạo khối nông nghiệp, kỹ thuật và công nghệ), Sóc Sơn (đào tạo kỹ thuật, công nghệ thông tin), Sơn Tây (đào tạo ngành văn hóa xã hội, sư phạm, du lịch...).
 
Không dễ ra ngoại thành
 
Việc mở rộng cơ sở cùng với hệ thống trang thiết bị cần nguồn vốn lớn vượt quá khả năng của các trường trong khi ngân sách Nhà nước còn hạn chế. Giải pháp được đưa ra là dùng phương án hoán đổi cơ sở hiện tại trong nội thành để lấy vốn đầu tư ở ngoại thành.
 
Ý tưởng nói trên đang được Trường ĐH Sư phạm TDTT TPHCM áp dụng với sự thống nhất của Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính và UBND TPHCM. Theo đó, UBND TPHCM sẽ bán đấu giá một khu đất có giá trị tương đương khu đất cũ của nhà trường để tạo vốn cho trường đầu tư xây dựng cơ sở mới. Sau khi các hạng mục tại cơ sở mới bảo đảm cho đào tạo trường bàn giao cơ sở cũ cho TP.
 
Tuy nhiên, khi triển khai giải pháp này thì vấp phải khó khăn. Một lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm TDTT  TPHCM cho biết khu đất dự kiến dùng để tạo vốn cho trường qua 4 năm vẫn chưa bán được.
 
Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng thu hồi càng nhiêu khê hơn vì chưa có quy định ưu đãi cho các dự án xây dựng trường. Đó là chưa kể không ít địa phương và người dân vẫn xem các trường như những chủ đầu tư bất động sản.
 
PGS-TS Phạm Văn Năng, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM, cho biết chủ trương di dời trường đã được bàn bạc hơn 10 năm nay. Ban đầu, TP giao cho trường 70 ha tại phường Long Phước, quận 9, sau đó cắt xuống còn 50 ha nhưng đến nay vẫn chưa làm xong quy hoạch 1/2.000, mặt bằng cũng chưa giải phóng.
 
 
 
                                                                                   Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục