Thay vì dự khảo sát đầu vào, từ năm học 2010-2011 học sinh (HS) lớp 1 ở TP.HCM có nhu cầu học tiếng Anh tăng cường (TATC) chỉ việc đăng ký với nhà trường. Thông tin này khiến nhiều người mừng rỡ bởi kỳ thi dành cho trẻ chưa đi học đã bị xóa bỏ. Thế nhưng, nhiều trường tiểu học đang lâm vào cảnh dở khóc, dở cười vì cầu vượt xa cung.

 

Lần khảo sát tiếng Anh trước khi vào lớp 1 TATC cuối cùng năm 2009. Năm nay không khảo sát đầu vào nhưng sàng lọc như thế nào, phòng ốc, giáo viên... ra sao đang là dấu hỏi - Ảnh: Như Hùng

>> Từ 15-12: tuyển sinh lớp 1 tiếng Anh tăng cường

“Trường mình có hơn 160 HS lớp 1 đăng ký học lớp TATC. Số HS này được xếp học chung với những HS không có nhu cầu học TATC. Sắp tới sang học kỳ 2 phải tách ra học riêng sẽ gây tình trạng xáo trộn cho cả cô và trò. Ai cũng biết rèn nề nếp cho HS lớp 1 là cực nhất, đã qua ba tháng mọi thứ đang dần ổn định thì chúng tôi phải làm lại từ đầu nếu tách lớp. Trường tôi năm nay sẽ bị thanh tra, sang học kỳ 2 nề nếp còn chưa ổn định thì làm sao dạy tốt?” - một giáo viên Trường tiểu học Bàu Sen, Q.5 lo lắng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Bảo - hiệu trưởng Trường tiểu học Bàu Sen - cho biết: “Chúng tôi chưa biết phải giải quyết như thế nào đối với số HS đăng ký học TATC. Theo đúng quy định, số HS này phải chia thành bốn lớp để học TATC nhưng khả năng của trường chỉ có thể đáp ứng cho hai lớp. Trường tôi có phòng bộ môn tiếng Anh nên không gặp khó khăn về chỗ học nhưng cái khó nhất là giáo viên. Không dễ gì tuyển thêm giáo viên tiếng Anh với đồng lương quá thấp như hiện nay”.

Giáo viên ở đâu?

Theo quy định của Sở GD-ĐT TP.HCM, từ năm học này giáo viên dạy TATC phải có chứng chỉ TKT do Cambridge Esol cấp. Muốn đạt chứng chỉ này, giáo viên phải tham gia một khóa tập huấn kỹ năng giảng dạy tiếng Anh cho thiếu nhi với giáo viên nước ngoài.

Theo nhận định của một số giáo viên và chuyên viên tiếng Anh phòng GD-ĐT, cùng với việc được cấp chứng chỉ, giáo viên còn được trang bị những kỹ năng đứng lớp từ khóa tập huấn. Khổ nỗi, chính bản thân giáo viên phải tự trang trải khoản học phí khoảng 6 triệu đồng/người (tùy từng trung tâm).

“Về chuyên môn, chứng chỉ TKT thật sự cần thiết nhưng đồng lương giáo viên đã thấp, bây giờ còn bắt tự bỏ tiền ra đi học. Trường cũng muốn hỗ trợ kinh phí cho giáo viên đi học. Tuy nhiên học phí TATC bao nhiêu năm nay vẫn chỉ có 50.000 đồng/tháng/HS, trả lương giáo viên còn không đủ, tiền đâu mà hỗ trợ?” - một hiệu trưởng ở Q.3 bức xúc.

Chưa kể phòng ốc cũng đang là bài toán khó đối với nhiều trường vì số HS đăng ký học TATC quá đông, phòng đâu để chia HS với sĩ số 35 HS/lớp? Theo quy định của sở, những trường có sĩ số cao hơn phải có phòng học chức năng dành riêng cho môn tiếng Anh.

“Chúng tôi phải dành hết tất cả phòng học có thể để đảm bảo tất cả trẻ em trên địa bàn đều được đến trường. Phòng học riêng cho môn tiếng Anh dù rất muốn nhưng không dễ có được. Nếu thực hiện đúng theo quy định, chắc Tân Phú khó mở lớp TATC!” - hiệu trưởng một trường tiểu học quận Tân Phú khẳng định.

Mỗi nơi mỗi kiểu

Trên thực tế, các trường tiểu học đã thực hiện chủ trương của Sở GD-ĐT TP (ngưng khảo sát đầu vào lớp 1 TATC, chỉ thực hiện giảng dạy từ đầu học kỳ 2 chứ không phải đầu năm lớp 1) mỗi nơi mỗi kiểu. Một số nơi triển khai cho phụ huynh đăng ký học lớp TATC theo nguyện vọng.

Nhiều trường tiểu học tại các quận trung tâm có số HS đăng ký học lớp TATC chiếm 2/3, thậm chí gần 100% số HS lớp 1. Có nơi xếp HS học tiếng Anh vào cùng một lớp, có nơi xếp học chung với HS bình thường. Thậm chí, có nơi đến nay vẫn chưa triển khai cho phụ huynh đăng ký.

Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Q.3 bộc bạch: “Trường chúng tôi vẫn đang chờ Phòng GD-ĐT hướng dẫn chi tiết. Nhưng các giáo viên âu lo lắm, họ đã quen với HS lớp mình ba tháng nay rồi, sang học kỳ 2 lại chia tách tùm lum, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Sợ nhất là HS lớp 1 còn quá nhỏ, mỗi lần làm quen với lớp mới, cô giáo mới là rất khó khăn, có em bị sốc, khóc lóc suốt buổi”.

Cùng nỗi lo trên, cô T. - giáo viên ở Q.3 - tâm sự: “Năm nay chắc giáo viên lớp 1 bị cắt thi đua hết, dạy học mà cứ thay đổi liên tục, không ổn định, rất khó nâng cao chất lượng”.

 

                                                                                    Theo Tuoitre

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục