Sau ngày tốt nghiệp ở Mỹ, thầy giáo khiếm thị Lê Dân Bạch Việt từ chối nhiều lời mời hấp dẫn để về nước dạy học, mở ra hy vọng mới cho người khiếm thị với phương pháp định hướng di chuyển. Chương trình vừa khởi động, thì ngày 2-1-2011 thầy Bạch Việt đã ra đi vĩnh viễn...

Năm 2006 là năm có nhiều tin vui với người khiếm thị tại VN, bởi lúc đó thầy giáo Lê Dân Bạch Việt đã hoàn thành lớp nghiên cứu về “định hướng di chuyển cho người khiếm thị” từ Mỹ trở về, mở ra nhiều hy vọng về khả năng nhận biết xung quanh, tự tìm đường đi, tránh các chướng ngại vật, định hướng âm thanh... cho người khiếm thị.

Thầy giáo khiếm thị Lê Dân Bạch Việt (giữa) đang trao đổi bài giảng với đồng nghiệp
 
Sợ thiếu thời gian
 
Nhiều đồng nghiệp nhớ lại từ ngày về nước và trực tiếp giảng dạy tại Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (TPHCM),  thầy Việt làm việc quần quật vì lúc nào cũng sợ thiếu thời gian và cháy giáo án. Thầy luôn làm theo tâm niệm không phải “làm cho”, “làm vì” người khuyết tật mà là làm cùng họ. Có như vậy mới dần xóa bỏ được khoảng cách với những người kém may mắn và giúp họ hết mặc cảm, tự ti.
 
Không khó để tìm ra ngôi nhà nhỏ của thầy Việt trong một hẻm nhỏ trên đường Phạm Ngũ Lão, quận 1 - TPHCM bởi bao nhiêu năm nay, người dân xung quanh đã quen với hình ảnh một thầy giáo khiếm thị ngày ngày đón xe buýt đến trường. Căn nhà nhỏ của gia đình thầy Việt cũng đã gắn với hình ảnh của những thế hệ học trò khiếm thị.
 
Đám tang của thầy giáo Lê Dân Bạch Việt là một đám tang đặc biệt, bởi ở đó có quá nhiều vành khăn trắng được phát ra. Những học trò vịn vào nhau từng  hàng, từng hàng đến thắp nhang cho thầy, họ xin được để tang với tư cách của những đứa con chứ không chỉ dừng lại ở tình cảm thầy trò. 
 
Lúc mới sinh (năm 1961), Lê Dân Bạch Việt đã mắc phải nhiều bệnh tật. Hai tháng tuổi đã không nhìn thấy gì. Để vào được Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn (nay là Nhạc viện TPHCM), Việt đã tập đi tập lại một bản đàn đến mức mười đầu ngón tay xơ tướp. Bù lại, bài thi của Việt được đánh giá là xuất sắc nhất lúc bấy giờ và là của một người khiếm thị nên càng được hội đồng tuyển sinh trân trọng hơn.
 
Mở ra hy vọng mới
 
Việc thầy giáo Việt quyết tâm qua Mỹ học bắt nguồn từ một sự việc đau lòng. Ấy là trong một dịp 20-11, thầy được hai học trò khiếm thị lặn lội từ Cần Thơ lên TPHCM thăm. Khi qua bến phà vì không thấy đường nên bị xe đụng và mất. Đau buồn và bị ám ảnh, thầy Việt quyết tâm qua Mỹ để học về “Định hướng và di chuyển”.
 
“Một người bình thường nơi đất khách quê người đã khó sống huống gì là người khiếm thị. Không biết đường, không có phương tiện, không người thân. Quả thật khủng khiếp. Những ngày đầu, Việt gọi điện về nhà nhờ mẹ chỉ cách nấu ăn. Có những lúc Việt tâm sự muốn bỏ cuộc nhưng ngày mai thức dậy lại  gọi điện về nói sẽ quyết tâm hơn nữa”- chị Lê Dân Thanh Việt, một trong những người chị gái của thầy Việt, nhớ lại.
 
Lớp học đặc biệt bên Mỹ ngày đó vỏn vẹn có 4 học viên trên toàn thế giới nhưng chỉ có mình thầy Việt theo học tới cùng. Sau ngày tốt nghiệp, thầy giáo Việt từ chối nhiều lời mời gọi hấp dẫn ở Mỹ, quay về nước và tiếp tục dạy học, mở ra hy vọng mới cho những người khiếm thị với phương pháp định hướng di chuyển lần đầu tiên xuất hiện tại VN. Với vốn tiếng Anh vững chắc, lưu loát nhờ tự tìm tòi, học hỏi, thầy giáo Việt nhiều lần ra nước ngoài tham dự các hội thảo và diễn đàn quốc tế về người khuyết tật.
 
Thầy giáo Việt còn viết sách, dịch tài liệu để giúp cho các bậc cha mẹ biết cách chăm sóc con nếu chẳng may bị khiếm thị vì “càng can thiệp sớm, càng có nhiều hy vọng”. Sách đã chuẩn bị đem in, dự án và các lớp học về định hướng di chuyển đã bắt đầu khởi động nhưng thầy giáo Việt thì không còn nữa.
 
                                                                                     Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục