Đối với sinh viên, mỗi lần tăng giá là mỗi lần khổ. Do vậy, để đối phó với tăng giá, các bạn đã tự tìm ra nhiều cách để cứu lấy mình.

 

Về quê “tay xách nách mang”

Vừa đặt chân xuống phòng trọ, Thúy - sinh viên Đại học Ngoại ngữ thở hổn hển vì phải xách quá nhiều đồ, một ba lô to đùng cộng với tải gạo 20 kg. Thúy vừa đặt đồ xuống vừa nói: "Bây giờ cái gì cũng tăng giá, nhất là thực phẩm, em đi chợ mà thấy xót quá, cho nên đợt này về quê em mang đồ ở nhà đi’”. Thúy mở ba lô lôi ra rau, trứmg, lạc, hành, tỏi… Chỗ thực phẩm mà Thúy mang lên cũng giúp em tiết kiệm 300 nghìn đồng tiền ăn trong 1 tháng.

Cũng như Thúy, Phương sinh viên Trường ĐH Luật, nhà ở Vĩnh Phúc, thỉnh thoảng vẫn được bố chở gạo và thực phẩm lên "viện trợ", Phương tâm sự: “Bây giờ giá cả thi nhau tăng giá, phòng trọ bọn em ngày trước 1,2 triệu đồng/tháng giờ lên 1,4 triệu đồng/tháng, điện tăng lên 4.000 đồng/số, nước lên 70.0000 đồng/người/tháng, phí Internet 100.000 đồng/tháng. Đi chợ mua thực phẩm giá cả cũng tăng từng giờ, mới lúc sang em mua 5.000 đồng/củ su hào mà đến chiều đã tăng lên 6.000 đồng. Sinh viên bọn em bố mẹ cho tiền cũng chỉ giới hạn thôi. Nên bây giờ tiết kiệm được khoản nào hay khoản ấy.”

Không có cơ hội về quê nhiều như các bạn nhưng Phong - chàng sinh viên ĐH Bách khoa, quê ở Nghệ An, lại cho biết về cách đối phó với tăng giá đầy vất vả của mình.

“Vì nhà ở xa, nên mỗi khi gần hết gạo em lại gọi điện về bảo bố mẹ gửi theo xe khách ra. Lần nào đi lấy gạo em cũng ngại lắm, đạp xe mất 5 cây số cộng với chở bao gạo 30 kg. Đúng là đời sinh viên đi học thích thật đấy, nhưng cứ mỗi lần tăng giá “vù vù” thế này thì bọn em “méo hết cả mặt” - Phong than thở.
 
Sinh viên chắt chiu từng bữa cơm để chống chọi với "bão giá".

“Khổ” cũng phải “cố”

Vào chơi phòng trọ của Khoa - sinh viên ĐH Công nghiệp, tôi thắc mắc khi nhìn thấy dòng chữ được viết nay ngay ngắn trên tường “Khổ cũng phải cố”. Khoa giải thích ngay: “Bây giờ cái gì cũng đua nhau tăng giá, nên câu viết đó như là phương châm sống của những sinh viên nghèo, nó như lời động viên bọn em cùng nhau cố gắng học tập vượt qua bão giá”.

Thủy và Trang - sinh viên ĐH Công đoàn cũng có cách “cố” riêng của mình. Thủy chia sẻ: “Bọn em phải học cả ngày nên buổi trưa ở lại trường luôn, bây giờ cơm sinh viên bình dân cũng đắt lắm 15 - 20 nghìn đồng/suất mà ăn chẳng được no, hai đứa em bảo nhau dậy sớm nấu cơm mang đến trường vừa tiết kiệm mà lại có sức để học”.

Còn Lan - sinh viên ĐH KHXH&NV hàng ngày đi bộ từ nhà đến trạm xe bus gần 1km, ở nhà có xe máy nhưng từ khi xăng tăng giá cao quá, Lan thay đổi phương tiện di chuyển, chịu khổ một chút nhưng mỗi tháng em cũng tiết kiệm được mấy trăm nghìn tiền xăng.

Với Châm - sinh viên ĐH Ngoại ngữ, phương tiện di chuyển hữu dụng của em là xe đạp, Châm kể: “Ngoài giờ học ở trường, buổi tối em còn đi dạy gia sư tiếng Anh, xe đạp tiện dụng lắm, không mất chi phí mà mình có thể “len lỏi” chống chọi với tắc đường. Chỉ hơi mệt chút thôi!”.

Trò chuyện với bác Lan - một phụ huynh quê ở Bắc Giang nhân dịp bác xuống Hà Nội thăm con, bác giãi bày: “Thấy tụi nhỏ đi học mà thương quá, ở đây cái gì cũng đắt đỏ, từ phòng trọ đến điện nước, thực phẩm. Nhìn bữa cơm ăn của bọn chúng mà tôi chảy nước mắt. Nhưng cũng chẳng biết làm thế nào. Ở quê kiếm tiền khó lắm, cả nhà chỉ trông mong vào mấy sào ruộng, nên cũng không cho chúng được nhiều”.

Chị Hương - một công chức Hà Nội có con học ĐH cũng xót xa khi nghe con gái kể về cuộc sống của các bạn mình. Chị lo lắng nói: “Giá cả leo thang, sinh viên đi học thấy bọn nó khổ quá, có bữa cơm 4 đứa ăn chung mà hết có 30 nghìn đồng. Ăn uống như vậy làm sao có sức để học”.

 

                                             Theo DanTri

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục