Theo thống kê hàng năm, số lượng thí sinh đăng ký dự thi khối C rất thấp, do cơ hội việc làm của nhiều ngành hiện nay không nhiều như Triết học, Ngữ văn, Thư viện, Lưu trữ học, Địa lý, Lịch sử…

 

Chỉ “nóng” những ngành Báo chí, Sư phạm, Luật

Hiện nay cả nước chỉ có vài chục trường ĐH đào tạo khối C như Học viện Báo chí & Tuyên truyền, ĐH Văn hóa Hà Nội, ĐH Văn hóa TPHCM, ĐH Luật Hà Nội, ĐH Luật TPHCM, ĐH Sư phạm, ĐH Xã hội Nhân văn, ĐH Thái Nguyên, Học viện Hành chính, ĐH Công Đoàn, Học viện Quản lý giáo dục, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng…

Tuy nhiên, chỉ tiêu khối C vào các trường ĐH này cũng không nhiều, mỗi ngành từ 50 đến 70. Đặc biệt, những ngành đang “nóng” hiện nay như Báo chí, Sư phạm, Luật. Do vậy, hàng năm những trường đào tạo ngành này rất đông thí sinh dự thi nên điểm chuẩn khá cao.

Điểm chuẩn ngành báo chí của Học viện Báo chí & Tuyên truyền năm 2010 từ 21 đến 21,5 điểm; ĐH Luật Hà Nội khối C: 22 điểm; ĐH Sư phạm Hà Nội nhiều ngành có cơ hội việc làm cao như Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lí, Giáo dục công dân… điểm chuẩn từ 19,5 - 21,5. Điểm chuẩn của các ngành thuộc ĐH Xã hội nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội thấp nhất là 18 điểm trở lên. Ngành báo chí truyền thông - ĐH XH & NV TPHCM năm 2010 là 20 điểm, ĐH Luật TPHCM điểm chuẩn từ 17 - 21,5, Học viện Hành chính khối C, khu vực phía Bắc cũng lên tới 19,5, phía Nam, 17 điểm.

Hầu hết các ngành “nóng”, điểm chuẩn cao này các trường thường không xét tuyển NV2. Theo lãnh đạo Học viện Báo chí & Tuyên truyền, hàng năm Học viện chỉ tuyển mỗi chuyên ngành báo chí là 50 chỉ tiêu, lấy điểm chuẩn từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu nên không xét tuyển NV2. ĐH Luật Hà Nội, hàng năm trường thông báo không tuyển NV2.

Do vậy, thí sinh thi khối C cũng nên thận trọng khi đăng ký vào các ngành học trên.
 
Thống kê hàng năm cho thấy số lượng thí sinh đăng ký dự thi khối C rất thấp.

Nhiều ngành ế ẩm

Ngược lại với các ngành học trên, nhiều ngành học khối C hiện nay lại rơi vào tình trạng “khát” thí sinh, điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT.

Điểm chuẩn năm 2010 của ĐH Xã hội & Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM với các ngành Văn học và ngôn ngữ, Lịch sử, Nhân học, Triết học, Địa lý, Xã hội học, Thư viện, Giáo dục, Lưu trữ học, Văn hóa học, Công tác xã hội, Ngữ văn Pháp, Ngữ văn Đức, Ngữ văn Trung Quốc…, điểm chuẩn chỉ dao động 14 điểm trở lên. Nhiều ngành không tuyển đủ chỉ tiêu đã phải xét tuyển đến NV2, NV3.

ĐH Văn hóa Hà Nội, điểm chuẩn khối C năm 2010 dao động từ 14 - 15. Do không tuyển đủ chỉ tiêu, trường đã phải xét đến gần 400 chỉ tiêu NV2.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội II, năm 2010, ngành học Thư viện - Thông tin, Việt Nam học điểm chuẩn chỉ có 15 nhưng đã phải xét tới cả NV3 mới đủ chỉ tiêu tuyển sinh…

Đối với các trường  ĐH, CĐ ngoài công lập, khối C, năm nào cũng sảy ra tình trạng tuyển không đủ chỉ tiêu và buộc các trường phải chuyển sinh viên sang ngành học khác hoặc gửi qua các trường khác có đào tạo cùng ngành. Do vậy, nhiều trường đại học trên chỉ mở 2 - 3 ngành thuộc khối C.
 
Tại sao ngày càng ít thí sinh dự thi vào khối C? Nguyên nhân do hiện nay số học sinh đăng ký nguyện vọng vào học ban Khoa học XHNV rất ít ỏi, khi phân ban, nhiều trường THPT tuyển không đủ một lớp, thậm chí nhiều  trường THPT không có ban C. Các học sinh hiện nay chỉ tập trung vào các môn tự nhiên vì nhiều trường, nhiều ngành dự thi, cơ hội việc làm cao hơn. Học sinh Phạm Trường Sinh, Trường THPT Việt Đức - Hà Nội tâm sự: "Lớp em chỉ có vài bạn đăng ký dự thi khối C. Hơn nữa, chúng em thấy học khối C hiện nay ra trường khó tìm việc làm mà lương không cao".
 
Còn em Phạm Ngọc Tú Lan, học sinh Trường THPT Trần Phú, Hà Nội lo lắng: "Em năm nay thi đại học khối C, dự định thi vào Báo chí nhưng lo lắm vì điểm chuẩn ngành này bao giờ cũng cao. Nếu trượt em chưa biết đăng ký xét tuyển vào trường nào nữa".

Được biết, mùa tuyển sinh năm 2010, khối C có 34.619 thí sinh đạt kết quả thi bằng điểm sàn trở lên, trong khi đó tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 23.987. Khối A, cả nước có 209.683 thí sinh đạt điểm sàn trở lên, trong khi tổng chỉ tiêu xét tuyển khối A là 150.532; Khối B, có 84.846 thí sinh đạt từ 14 điểm trở lên so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh của khối này là 58.764. Khối D, số thí sinh đạt điểm sàn là 66.966, trong khi tổng chỉ tiêu xét tuyển là 54.493.

                                                                                   Theo Dantri

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục