Sáng 5-4, đoàn công tác do Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đã gặp gỡ giảng viên, sinh viên chương trình tiên tiến tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) để đánh giá kết quả và cùng bàn giải pháp phát triển chương trình này.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với sinh viên chương trình tiên tiến Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) sáng 5-4 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Hiện có 35 chương trình tiên tiến đang được triển khai tại 23 trường ĐH cả nước thuộc đề án “Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường ĐH ở VN giai đoạn 2008-2015” theo quyết định của Chính phủ.

Số lượng sinh viên giảm

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết riêng Bộ GD-ĐT đầu tư cho chương trình tiên tiến khoảng 50 triệu đồng/sinh viên/năm, gấp 10 lần so với mức đầu tư cho một sinh viên chương trình bình thường. Nhưng ông Ga lại tâm tư số lượng sinh viên chọn học chương trình tiên tiến đang giảm so với năm đầu. “Có lẽ do chương trình tiên tiến khó hơn so với chương trình học bình thường nên một số sinh viên không muốn vào” - ông Ga đánh giá.

Trong khi đó tại buổi gặp gỡ, hầu hết sinh viên thuộc chương trình tiên tiến của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) đều đánh giá cao chương trình này nhưng lại băn khoăn vấn đề kinh phí. Phạm Tuấn Vũ, SV năm 4, bày tỏ hiện số học bổng dành cho sinh viên chương trình còn quá ít. Nhiều sinh viên của chương trình mong có thêm chính sách về học bổng để tiếp sức cho sinh viên, giúp họ có thêm động lực cũng như điều kiện học tập tốt hơn. Lê Hoàng Ân, sinh viên năm 3, cho rằng học bổng dành cho sinh viên theo học chương trình tiên tiến hiện quá ít ỏi trong khi học phí quá cao. Ân nêu ý kiến: “Chính phủ, nhà trường cần tạo điều kiện hỗ trợ sinh viên được vay tiền đi học sẽ thu hút được sinh viên”.

Trong khi đó Hoàng Xuân Hùng, sinh viên năm 2, cho rằng chương trình tiên tiến còn thiếu các hoạt động trao đổi sinh viên với các trường ĐH khác trên thế giới. Theo Hùng, qua việc trao đổi này sinh viên nhiều nước biết đến chương trình tiên tiến của VN, đồng thời họ còn biết được chất lượng đào tạo và các công ty cũng biết đến chương trình sẽ giúp sinh viên có thêm nhiều cơ hội về học bổng, việc làm.

Học phí thấp “nuôi” học phí cao

TS Nguyễn Đức Nghĩa - phó giám đốc ĐHQG TP.HCM - cho biết đến nay ĐHQG TP.HCM đã nhận gần 60 tỉ đồng chi cho ba chương trình tiên tiến, tính bình quân đầu tư khoảng 160 triệu đồng/sinh viên/năm. Chương trình tiên tiến của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) được đánh giá ổn định nhất. Dù học phí cao nhưng chương trình tiên tiến vẫn thu hút được sinh viên giỏi. “Trong khi nhiều trường ĐH phía Bắc mức thu học phí rất thấp, thậm chí có trường còn miễn phí nên có lợi thế thu hút sinh viên giỏi, nhưng khi Nhà nước buông ra thì chương trình sẽ chết” - ông Nghĩa khẳng định.

Theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, thực tế tổng chi phí đào tạo chương trình tiên tiến khoảng 10.000 USD/sinh viên/năm nhưng học phí sinh viên đóng chỉ 1.500 USD/sinh viên/năm. Trong khi nguồn kinh phí đào tạo chương trình tiên tiến gồm 60% từ ngân sách nhà nước hỗ trợ, 25% từ học phí và nhà trường chi 15%. "Chương trình này thu học phí cao nhất mà lấy kinh phí từ chương trình bình thường thì không ổn. Khi Nhà nước rút ra, chương trình có sống được không?” - ông Nhân đặt câu hỏi.

Ông Nguyễn Trường Giang - phó vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) - cho rằng theo quy định, Nhà nước chỉ hỗ trợ nguồn kinh phí cho các trường ba khóa đầu, trong khi nguồn thu chủ yếu của chương trình tiên tiến hiện nay từ ngân sách nhà nước là chưa ổn. Ông Giang nói: “Cần giải bài toán học phí bằng cách đặt vấn đề xã hội hóa ngân sách để đảm bảo tính bền vững của chương trình”.

                                                                           Theo Báo Tuoitre

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục