Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM vào chiều 21-4.

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM vào chiều 21-4.

Ngày 21-4, ngày cuối cùng nhận hồ sơ dự thi ĐH, CĐ năm 2011 tại các trường, số lượng thí sinh đến đăng ký dự thi thưa thớt hơn so với năm trước

 

Đại diện Trường ĐH Giao thông Vận tải cho biết năm nay tổng số hồ sơ mã 99 trường thu nhận khoảng hơn 1.000 bộ, tương đương năm trước. Trong khi đó, lượng thí sinh nộp hồ sơ vào Học viện Ngân hàng giảm nhẹ so với năm trước. Đại diện các trường ĐH Công đoàn, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng cho biết thí sinh tự do năm nay đến đăng ký vắng hơn năm 2010.

 
Thí sinh “khôn” hơn
 
Theo thạc sĩ  Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TPHCM, tính đến cuối ngày 21-4, trường chỉ nhận được 1.100 hồ sơ, giảm 200 hồ sơ so với năm ngoái. Trường ĐH Ngân hàng TPHCM chỉ nhận được 300 hồ sơ, giảm một nửa so với năm trước. Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM nhận được khoảng 600 hồ sơ, giảm 100 bộ. Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại nhận được 900 hồ sơ, giảm 500 bộ. Trường ĐH Luật TPHCM nhận được 800 hồ sơ, giảm 100 bộ…
 
Một số trường năm nay tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhưng số lượng hồ sơ nhận được cũng chỉ xấp xỉ năm 2010 như Trường ĐH Sư phạm TPHCM nhận được hơn 1.000 bộ. Trường ĐH Tài chính – Marketing nhận được khoảng 1.200 bộ, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM nhận được 1.300 bộ, Trường CĐ Sư phạm Trung ương TPHCM nhận được 300 bộ…
 
TS Nguyễn Kim Quang, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, nhận định nguyên nhân các trường nhận được hồ sơ ít hơn năm 2010 là do thí sinh đã có ý thức hơn trong việc tìm hiểu thông tin về các trường, từ đó có khả năng chọn lựa rõ ràng hơn. Khi thí sinh đã cân nhắc sở trường của mình để chọn ngành nghề sát với năng lực thì sẽ không cần thiết phải mò mẫm nộp nhiều hồ sơ. Cũng theo TS Nguyễn Kim Quang, việc gộp lệ phí đăng ký dự thi và lệ phí thi thực hiện từ năm 2010 cũng tác động đến suy nghĩ của thí sinh trong việc chọn lựa trường thi để tránh lãng phí về tài chính.
 
Khối ngành kinh tế “lên ngôi”, giảm hồ sơ ảo
 
Ghi nhanh ban đầu từ số hồ sơ thí sinh nộp tại các sở GD-ĐT cũng như nộp trực tiếp tại trường ĐH, CĐ cho thấy thí sinh chủ yếu lựa chọn hai khối A và D. Bà Phạm Thị Hà, cán bộ thu nhận hồ sơ đăng ký tuyển sinh của Phòng GD-ĐT quận Đống Đa, Hà Nội, nhận xét trong số hồ sơ trường đã thu nhận thì ngành được lựa chọn nhiều nhất là quản trị kinh doanh và các ngành thương mại, kinh tế, ngân hàng.
 

Theo TS Nguyễn Kim Quang, số lượng hồ sơ ảo giảm là một tín hiệu tích cực cho thấy công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp đã có hiệu quả. Thí sinh đã chủ động hơn trong việc định hướng tương lai. Điều này cũng giúp các trường hạn chế thiệt thòi trong việc sắp xếp phòng thi, cán bộ coi thi…

Theo đại diện của Học viện Ngân hàng, mã ngành 01 là tài chính ngân hàng thu hút nhiều hồ sơ nhất. Đại diện Trường ĐH Công đoàn cũng cho biết lượng hồ sơ tập trung đông nhất vào khối A và khối D, vốn là các khối ngành kinh tế, hồ sơ khối C năm nay giảm mạnh. 
 
Ông Vũ Mạnh Khiêm, cán bộ thu nhận hồ sơ của Phòng GD-ĐT quận Hoàn Kiếm, cho biết trên 70% số hồ sơ mà ông đã thu nhận tập trung vào khối A. Trường được học sinh lựa chọn nhiều nhất là Học viện Ngân hàng, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Thương mại… Còn tại Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), có tới 50% hồ sơ đăng ký dự tuyển vào khối A. Trong khi đó, khối C chỉ vẻn vẹn 3 trên tổng số hơn 2.200 bộ.
 
Ông Trần Ngọc Minh, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TPHCM, cho rằng nguyên nhân hồ sơ nộp vào trường giảm nhiều có thể do phần lớn thí sinh đăng ký dự thi đợt này là thí sinh vãng lai, đã rớt năm ngoái nên năm nay có phần thiếu tự tin. Ngoài ra, điểm chuẩn vào trường năm ngoái khá cao nên thí sinh cũng chọn lọc hơn trong việc đăng ký dự thi.
 
Dù chưa có số lượng hồ sơ đăng ký dự thi cụ thể vì các trường còn chờ các sở GD-ĐT bàn giao hồ sơ vào ngày 5-7 tới, tuy nhiên đại diện các trường đều nhận định số lượng hồ sơ ảo năm nay sẽ giảm.  
 
                                                                            Theo Báo NLĐ
 
 

Các tin khác


Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục