Một phòng thi vắng vẻ của Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông. (Ảnh: Hồng Hạnh)

Một phòng thi vắng vẻ của Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông. (Ảnh: Hồng Hạnh)

Thông tin bất ngờ trong mùa tuyển sinh năm nay, số thí sinh làm thủ tục dự thi vào các trường đại học “tốp trên” như ĐH Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Học viện Công nghệ BCVT, Kinh tế quốc dân... giảm mạnh, chỉ đạt trên 50%.

 

Thông tin từ nhiều trường đại học cho biết, năm nay rất ít thí sinh phải chỉnh sửa sai sót trong hồ sơ. Buổi làm thủ tục dự thi diễn ra khá nhanh chóng chỉ trong buổi sáng.

Tuy nhiên, tại nhiều trường đại học, số lượng thí sinh đến làm thủ tục dự thi giảm khá nhiều so với lượng hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT), đặc biệt là các trường đại học “tốp trên” chỉ đạt trên 50%, ngược lại các trường “tốp giữa” lại tăng đạt trên 70%. 
 
Trao đổi với Dân trí, bà Lê Thị Thu Thủy, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Ngoại Thương cho biết: “Số lượng thí sinh đến làm thủ tục dự thi sáng nay đạt 53,5%. Cụ thể, có 4.350 hồ sơ ĐKDT nhưng số thí sinh đến làm thủ tục dự thi là 2.328. Tại cơ sở II trong TPHCM số thí sinh đến dự thi cao hơn một chút. Trong số 1.255 hồ sơ ĐKDT có 739 thí sinh đến làm thủ tục dự thi, đạt 59%. Như vậy, toàn trường ĐH Ngoại thương năm nay số thí sinh đến dự thi đạt 54,7% là 3.067 thí sinh đến dự thi trên tổng số 5.605 hồ sơ”.
 
Trường ĐH Kinh tế quốc dân, số lượng hồ sơ ĐKDT vào khối A năm nay là 19.227, số thí sinh đến làm thủ tục dự thi là 9.886, đạt 52%. Theo GS Dong, trưởng phòng đào tạo cho hay, số lượng thí sinh dự thi năm nay giảm hơn so với năm trước một chút.

Tương tự, tại Học viện Ngân hàng, trao đổi với Dân trí, ông Trần Mạnh Dũng, trưởng phòng đào tạo của trường cũng khá bất ngờ về số lượng thí sinh dự thi vào trường. Số lượng thí sinh ĐKDT năm nay là 12.200 nhưng số lượng thí sinh đến làm thủ tục dự thi chỉ đạt 53,28%.

Theo ông Dũng, do thí sinh dự thi năm nay “khôn ngoan” hơn đã chọn trường vừa sức với mình. Ví dụ: mọi năm số thí sinh tập trung đăng ký vào ngành Tài chính ngân hàng (ngành có điểm chuẩn cao) đông nhất trường thì năm nay số lượng này đã giảm.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, số lượng thí sinh đến dự thi năm nay giảm đáng kể. Ông Lê Hữu Lập, Phó Giám đốc Học viện, cho biết: “Năm 2011, cả trường có 6.955 hồ sơ ĐKDT. Phía Bắc số thí sinh đến dự thi đạt 58%, trong Nam cao hơn 72,6%. Tổng số thí sinh dự thi vào trường năm nay đạt 61,4%”.

Ông Lập ước tính, mỗi phòng thi có khoảng 40% thí sinh bỏ thi so với số lượng ĐKDT

Trường ĐH Xây dựng, số lượng thí sinh đến làm thủ tục dự thi giảm khá nhiều. Theo thầy Lê Văn Thành, Hiệu trưởng nhà trường, số lượng hồ sơ ĐKDT là 13.657, số thí sinh đến làm thủ tục dự thi là 8.874, đạt 64,98%.

Thông tin từ trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội, theo ông Triệu Nam Hải, phòng đào tạo nhà trường, năm nay trường có 21.478 hồ sơ ĐKDT, có 14.300 thí sinh đến làm thủ tục dự thi, đạt gần 68%. Trường năm nay có 21 nghìn đăng ký dự thi giảm một chút so với năm 2010. Trường tổ chức thi ở 5 cụm gồm: Hà Nội, Vinh, TPHCM, Quy Nhơn và Cần Thơ.

Ngược lại các trường “tốp giữa” năm nay số thí sinh đến dự thi cao hơn năm trước. Cụ thể, trường ĐH Điện lực, số thí sinh đến làm thủ tục dự thi đạt 70% là 8.367 trên tổng số 12.106 hồ sơ ĐKDT.

Trường ĐH Mỏ - Địa chất, theo ông Lê Trọng Thắng, trưởng phòng đào tạo cho biết, số thí sinh đến làm thủ tục dự thi năm nay cao hơn năm trước đạt 72,5% trên tổng số 14.739 hồ sơ ĐKDT. Tương tự, Trường ĐH Lâm nghiệp năm nay có tới 78% thí sinh đến làm thủ tục dự thi trên tổng số 11.000 hồ sơ ĐKDT.
 
Theo thống kê, số hồ sơ đăng ký dự thi vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2011 là 15.682 bộ, trong đó 15.397 hồ sơ ĐKDT hệ đại học và 285 hồ sơ chỉ ĐKDT để xét tuyển hệ cao đẳng. Tỉ lệ thí sinh đến làm thủ tục tại tất cả các địa điểm thi trong sáng nay đạt 63%.

Chiều tối nay, Bộ GD-ĐT sẽ công bố số lượng thí sinh đến làm thủ tục dự thi của cả nước. Dân trí sẽ tiếp tục cập nhật.

 

                                                                                  Theo Dantri

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục