Nếu thí sinh diễn đạt theo những gì mà các tài liệu chuẩn đã hướng dẫn thì sẽ khó đúng hoàn toàn theo đáp án của phần 2 trong câu 1, môn ngữ văn khối C

Câu 1, đề thi ĐH môn ngữ văn khối C của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ vừa qua như sau: “Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?”.
 
Phổ biến quy chế thi ĐH, CĐ năm 2011 tại điểm thi Trường THPT Lê Quý Đôn - TPHCM. Ảnh: Minh Quyên

Kiến thức trong tài liệu chuẩn

Những ai trực tiếp giảng dạy môn văn THPT đều biết sách Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT năm học 2010-2011 (Nhà Xuất bản Giáo dục), trang 25 viết: “… Hồ Chí Minh trích tuyên ngôn của Mỹ là để tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ và phe đồng minh. Hồ Chí Minh trích tuyên ngôn của Pháp, để sau đó buộc tội Pháp đã lợi dụng lá cờ “tự do, bình đẳng, bác ái” đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp”.

Sách Giáo viên Ngữ văn 12 (Nhà Xuất bản Giáo dục năm 2008), trang 38, viết: “Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn… trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập nhằm vừa đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo và của văn minh nhân loại, vừa tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo… Nêu nguyên lý về quyền bình đẳng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc. Từ quyền bình đẳng và quyền tự do của con người mà tác giả suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới…”.

Sách Giáo viên Ngữ văn 12 Nâng cao (Nhà Xuất bản Giáo dục năm 2008), trang 15 và 16 cũng viết: “… Trích từ hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ là những danh ngôn, nghĩa là những chân lý lớn của nhân loại, không ai có thể bác bỏ được. Đồng thời lại là tư tưởng của chính tổ tiên của người Pháp, người Mỹ, vậy không có lý gì mà người Pháp, người Mỹ dù là thực dân đế quốc đi nữa, lại dám phản bác lại tổ tiên của mình”; “trích dẫn hai bản tuyên ngôn kia thì có nghĩa là đặt ba cuộc cách mạng của nhân loại ngang bằng nhau, trong đó cách mạng Việt Nam đã cùng một lúc thực hiện nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng Pháp và Mỹ…”.

Các sách nói trên đều là tài liệu chuẩn trong giảng dạy và học. Và đương nhiên, thí sinh cũng phải dựa vào đó để làm bài thi, cụ thể là sẽ trả lời: 

- Đó là các bản tuyên ngôn bất hủ, nổi tiếng được cả loài người thừa nhận. Qua đó tranh luận ngầm với Pháp và Mỹ rằng chính tổ tiên họ đã vạch ra các chân lý đó nên nếu họ xâm lược Việt Nam thì sẽ vi phạm các điều ước của chính tổ tiên mình.

- Cuộc Cách mạng Tháng Tám đã cùng một lúc giải quyết xong cả hai nhiệm vụ: giải phóng dân tộc (như cách mạng Mỹ) và thiết lập chế độ dân chủ (như cách mạng Pháp), nên lấy hai bản tuyên ngôn này làm tiền đề là hợp lý.

- Đặt bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam lên ngang hàng với hai bản tuyên ngôn của hai nước lớn trên thế giới cũng có nghĩa là khẳng định tư thế độc lập ngang hàng với các nước khác. Từ tuyên ngôn độc lập của một nước, tác giả muốn suy rộng ra quyền độc lập của tất cả các nước.

Và… đáp án

Trong khi đó, đáp án của Bộ GD-ĐT đưa ra cho phần 2 của câu 1 là:

- Nêu lên những nguyên lý chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới (0,5 điểm).

- Đưa ra những lý lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận bản tuyên ngôn (0,5 điểm).

Đáp án của Bộ GD-ĐT nêu 2 ý trên tuy không sai nhưng rõ ràng là chung chung, chưa cụ thể. Và trong trường hợp thí sinh làm đúng những gì mà các tài liệu chuẩn đã hướng dẫn nhưng không đúng hoàn toàn theo đáp án thì giám khảo sẽ chấm điểm như thế nào?
 
 
                                                                        Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục