Khu đô thị mọc lên nhưng chủ đầu tư “quên” xây trường mầm non khiến tình trạng quá tải ngày càng trầm trọng. Tình trạng thiếu trường, thiếu lớp bao giờ được giải quyết là vấn đề đại biểu HĐND chất vấn phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc, ngày 14/7.

Trả lời chất vấn về tình trạng thiếu trường mầm non ở một số khu vực, đặc biệt là các khu đô thị mới, các khu có mật độ dân cư đông tạo nên bức xúc cho nhân dân, phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, hiện có 21 khu đô thị có dân cư ở và 4 phường mới thành lập còn chưa đủ trường học. Một số trường thuộc khu vực đông dân cư thì bình quân trẻ/lớp quá cao.
 
Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc trả lời chất vấn.

Riêng bậc học mầm non ở các khu đô thị hiện có 13 trường, trong đó: công lập có 4 trường, hiệp quản có 2 trường mầm non (quân đội quản lý), tư thục có 7 trường. Theo quy định mỗi xã phường, thị trấn, khu đô thị có ít nhất 1 trường mầm non công lập.

Hiện TP Hà Nội có 837 trường mầm non, trong đó có 683 trường mầm non công lập, chiếm 81,6%; ngoài công lập là 154 trường, chiếm 18,4%. So với năm học trước, năm nay số trường mầm non công lập tăng 16 trường.

Theo bà Ngọc, một số trường thuộc khu vực quá đông dân cư bình quân trẻ/lớp quá cao: Quận Ba Đình có bình quân hơn 50 cháu/lớp công lập; Quận Đống Đa có bình quân hơn 46 cháu/lớp công lập; Quận Hai Bà Trưng có bình quân 46,47 cháu/nhóm lớp công lập…

“Tại một số quận, đô thị mới dân cư tăng quá nhanh. Trong vòng thời gian ngắn nhiều nơi tăng gấp đôi dẫn đến tình trạng quá tải ở một số trường mầm mon”, bà Ngọc lý giải.

Việc khu đô thị mới mọc lên nhiều nhưng không thiếu trường, thiếu lớp khiến các đại biểu lo lắng. “Trong số 21 khu đô thị đã có dân sinh sống nhưng chỉ mới có 13 trường, số còn lại bao giờ mới giải quyết”, đại biểu Bùi Đức Hiếu băn khoăn.

Bà Ngọc cho biết, nhiều trường mầm non đang được xây dựng, trong thời gian tới các khu đô thị sẽ có đủ trường, đủ lớp cho học sinh.

Ông Nguyễn Văn Khôi - phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng cho rằng chủ đầu tư các khu đô thị mới thường tập trung huy động vốn để đầu tư xây dựng các công trình thu hồi vốn nhanh như nhà ở kinh doanh, công trình hỗn hợp, thương mại dịch vụ… còn các công trình hạ tầng xã hội chưa được quan tâm thoả đáng.

“Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội tại các khu đô thị mới thường có sức hút kém, chậm thu hồi vốn đầu tư, vì vậy công tác xã hội hóa cũng gặp nhiều khó khăn”, ông Khôi nói.

“Thành phố đã đầu tư cho các trường công lập đạt 85%, còn 15% là các trường tư thục. Liệu con số 15% này, thành phố có đảm nhận được không để tránh tình trạng mức thu phí mà dân thu nhập thấp không có điều kiện trả”, đại biểu Đỗ Trung Hai đặt câu hỏi.

Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, theo quy định, việc khuyến khích xã hội hóa để người dân có điều kiện lựa chọn theo yêu cầu về kinh phí và phù hợp với công việc. “Theo Nghị định của Chính phủ, phấn đấu 80% trẻ mầm non phải học ở trường công lập và tư thục. Thành phố Hà Nội có điều kiện phát triển, kinh phí đảm bảo nên đã có tới 85% học sinh học công lập. Con số 15% còn lại phải đa dạng hoá các loại hình đào tạo”, bà Ngọc nói.
 
Đại biểu Bùi Đức Hiếu quan tâm đến việc bao giờ khu đô thị có đủ trường, lớp.

Về thu học phí, theo quy định thì trường công lập mọi hoạt động chi phí theo HĐND thành phố quyết định. Các trường dân lập có quyền thỏa thuận mức học phí với phụ huynh và sự lựa chọn của phụ huynh. Tuy nhiên, với trách nhiệm quản lý nhà nước, thành phố sẽ kiểm tra về diện tích, nội dung và nâng cao chất lượng để phụ huynh có sự lựa chọn tốt nhất.

“Hiện nay, các cấp học ở Hà Nội đang có mức thu thấp nhất ở khung cho phép. UBND thành phố đã trình HĐND nâng mức học phí ở các cấp học, nhưng do điều kiện kinh tế chung, để tránh lạm phát tăng cao nên TP chưa đặt ra việc nâng mức học phí”, phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết thêm.

 

                                                                                 Theo Dantri

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục