Trước ngày tựu trường hãy cho trẻ đến trường để làm quen.

Trước ngày tựu trường hãy cho trẻ đến trường để làm quen.

Từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 là thời điểm tựu trường của các bậc học. Trong số trẻ em đến trường, sẽ có nhiều trẻ lần đầu tiên rời khỏi sự chăm sóc của ba mẹ, tiếp xúc với môi trường mới. Vì thế chắc chắn sẽ có nhiều bỡ ngỡ.

 

Trẻ mầm non: Quen đã rồi mới thích

Ngày đi học là ngày mà “cục cưng” của cả nhà phải xa ba mẹ, xa người thân, xa những hình ảnh quen thuộc trong ngôi nhà của mình. Những đồ chơi, đồ dùng sinh hoạt, các món ăn hằng ngày ở trường hoàn toàn xa lạ đối với bé. Vì vậy, bé phải tự thích ứng với nề nếp sinh hoạt mới, với cô giáo và bạn bè xung quanh… Bà Nguyễn Thị Kim Dung - Trưởng phòng Giáo dục mầm non Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: "Điều này dễ gây cho bé những phản ứng tiêu cực như khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ ngủ, thậm chí bị bệnh hoặc trở nên sợ hãi đám đông, sợ tiếp xúc với nhiều người…". Những phản ứng của bé trong giai đoạn thích nghi với môi trường mới sẽ làm ba mẹ không thể yên tâm làm việc. Vì vậy, bà Vũ Thị Xuân Liên, Hiệu trưởng trường Mầm non Vàng Anh (Q5), khuyến cáo: "Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường là vô cùng cần thiết để bé đỡ vất vả trong quá trình thích nghi và thời gian đó diễn ra càng nhanh càng tốt". 

Có những nguyên tắc để phụ huynh giúp trẻ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này. Trước hết, theo bà Kim Dung: "Ba mẹ cần tìm hiểu điều kiện sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng của trường con mình sẽ học. Sau đó tập dần cho bé sinh hoạt theo những yêu cầu của trường mầm non như đeo yếm khi ăn, ngồi ăn tại bàn, ngủ trên nệm, biết ngồi bô… Và đặc biệt hãy kể cho bé nghe về trường lớp mầm non, về bạn bè, về cô giáo, về trò chơi với một thái độ trìu mến". Bà Diệp Tú Anh, Hiệu phó trường Mầm non Hương Sen (Q.Tân Bình) chia sẻ kinh nghiệm: “Không nên để bé đi học đột ngột, ba mẹ cần cho bé một khoảng thời gian làm quen với trường. Trước khi vào thời gian học chính thức, mỗi ngày hoặc cách ngày ba mẹ cho bé đến trường chơi để làm quen với các đồ chơi, với cô giáo, các bạn... Có thể cho bé đến vào giờ học hoặc giờ ra về trong vòng một tiếng đồng hồ… Khi bé chơi, phụ huynh có thể trao đổi với cô giáo về những thói quen của con mình, về sức khỏe, sở thích của trẻ…".

Trẻ lớp 1: Tập thói quen từ chơi đến học

Không có tâm lý sợ sệt như trẻ mầm non nhưng học sinh lớp 1 ngày đầu đến trường tiểu học cũng có nhiều ngỡ ngàng. Bà Lê Ngọc Điệp, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1), cho biết: "Trẻ phải làm quen với việc học nghiêm túc theo thời gian quy định mỗi tiết là 35 phút. Tuy nhiên, do ở trường mầm non, hoạt động của trẻ chủ yếu là vui chơi, rèn kỹ năng nên có nhiều em chưa quen, ngồi không yên… Thế nên, hai tuần đầu của năm lớp 1 chủ yếu giáo viên dành thời gian để tập cho học sinh làm quen và ổn định chỗ ngồi…". Còn một giáo viên của trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) thì tiết lộ: "Thời gian này, mỗi ngày đến lớp tôi đều chuẩn bị kẹo để hướng dẫn trẻ những nề nếp sinh hoạt, học tập ở trường, lớp".

Ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT, chia sẻ kinh nghiệm với các bậc cha mẹ: "Ngoài việc tập cho con làm quen với thời gian thì gần kề ngày tựu trường, hãy nói với con bạn về năm học mới, dẫn cháu đến trường và giới thiệu cho cháu biết đâu là phòng học, nhà ăn... để cháu cảm thấy tự tin hơn. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên dẫn cháu cùng đi sắm những vật dụng cần thiết chuẩn bị cho ngày đi học tạo cho bé sự hứng thú. Đặc biệt, ngày đầu tiên, ba mẹ phải là người đưa bé đến trường. Tối về, hãy gợi để bé kể về buổi đầu tiên đó, chia sẻ những suy nghĩ, lo lắng của trẻ nếu có và thể hiện cho bé biết bạn luôn sát cánh bên bé khi gặp khó khăn…".

 

                                                                  Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục