Năm học 2011- 2012, trường THCS Hữu Nghị được giao chỉ tiêu tuyển 5 lớp với 200 học sinh vào lớp 6. Nhà trường hạn chế tối đa việc tuyển học sinh trái tuyến.

Năm học 2011- 2012, trường THCS Hữu Nghị được giao chỉ tiêu tuyển 5 lớp với 200 học sinh vào lớp 6. Nhà trường hạn chế tối đa việc tuyển học sinh trái tuyến.

(HBĐT) - Hiện nay, công tác tuyển sinh vào lớp 1 và lớp 6 ở TPHB đã cơ bản hoàn tất. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến xung quanh việc tuyển sinh, nhất là vấn đề “hộ khẩu ảo” và học sinh trái tuyến.

 

Nhiều hồ sơ vào trường “điểm”, lèo tèo trường vùng ven

 

Cô Hoàng Lê Châu Hà, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Bá Ngọc (phường Tân Hòa) buồn rầu khi nói về công tác tuyển sinh năm học 2011 – 2012: theo điều tra phổ cập, phường Tân Hòa có 51 học sinh đã hoàn thành chương trình học lớp 5 sắp bước vào lớp 6. Căn cứ vào CSVC, đội ngũ giáo viên và số liệu trên, trường được phòng GD&ĐT giao chỉ tiêu tuyển sinh 2 lớp với 50 em. Tuy nhiên, đến cuối tháng 7/2011 mới có 30 em đến đăng ký học. Nguyên nhân là ngay từ cấp tiểu học, phụ huynh đã xin cho con đi học trái tuyến ở các trường khác. Theo quy định, trường THCS được tuyển tối đa 45 học sinh/lớp nhưng từ nhiều năm trước, nhà trường chỉ có từ 18 – 20 học sinh/lớp. Trong khi đó, các yếu tố cho việc dạy và học của trường đều đảm bảo. Với 21 giáo viên đứng lớp có 13 giáo viên giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh. Năm học 2009 – 2010, trong tổng số gần 30 học sinh, trường có 5 học sinh giỏi cấp thành phố, 5 học sinh thi đỗ vào trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ, chưa kể học sinh thi đỗ vào trường PT DTNT tỉnh. Trái với tình hình đó, các trường THCS cùng bờ trái như Hữu Nghị, Sông Đà, số hồ sơ dự tuyển đều vượt quá chỉ tiêu được giao. Ở cấp tiểu học, sự “nóng bỏng” tập trung vào trường tiểu học Lê Văn Tám, Hữu Nghị. Trường Tiểu học Lê Văn Tám được phòng GD&ĐT giao chỉ tiêu tuyển 4 lớp với 136 em tại 9 KDC từ tổ 1 đến tổ 7 và tổ 25, 26 nhưng có đến 159 hồ sơ dự tuyển, trong đó có trên 10 hồ sơ trái tuyến. Nhà trường đã đề nghị phòng phân bổ thêm 22 chỉ tiêu. Tuy nhiên, theo lãnh đạo nhà trường, việc phát sinh thêm 1 lớp kéo theo vấn đề học sinh sẽ không được học 2 buổi/ngày theo kế hoạch mà giảm xuống 1 buổi/ngày, không được ăn bán trú. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy, học và đã được thông báo công khai đến phụ huynh. Trường tiểu học Hữu Nghị được phép tuyển 6 lớp với 204 học sinh. Hiệu trưởng nhà trường đã kiên quyết trả lại 18 hồ sơ dự tuyển trái tuyến hoặc mới làm giấy tạm trú nhưng không cư trú thực. Trường tiểu học Đồng Tiến cũng đã trả lại 10 bộ hồ sơ tương tự vì trường khó khăn về quỹ đất, CSVC không thể đảm nhận được việc dạy và học tốt nếu tuyển thêm học sinh.

 

Tập trung chỉ đạo tuyển học sinh đúng tuyến

Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó phòng GD&ĐT TPHB cho rằng, phụ huynh học sinh có tâm lý muốn cho con vào học vào trường “điểm” để có cơ hội học tập tốt hơn. Song, đó là do phụ huynh tự dựng lên trường “điểm”, chứ phòng không xây dựng mô hình trường “điểm”. Quan điểm của phòng là tạo điều kiện học tập tốt cho tất cả trẻ em trên địa bàn. Mặt khác, chương trình học đã được thống nhất chung theo chỉ đạo. Bên cạnh đó, phòng đã thực hiện các giải pháp như: luân chuyển giáo viên giữa các trường để tạo sự đồng đều về chất lượng giảng dạy; tăng cường đầu tư CSVC cho các trường vùng ven. Thành phố có 20 trường đạt chuẩn quốc gia ở cả 3 bậc học, trong đó có nhiều trường ở vùng ven như Sủ Ngòi, Yên Mông, Trung Minh, Thống Nhất, Thái Bình… Chất lượng giáo dục không có sự chênh lệch lớn giữa các trường. Năm học 2010 – 2011, 18/18 trường tiểu học đều có học sinh giỏi cấp tỉnh. Không phải cứ xin vào học trường có tiếng thì sẽ được học cô giáo giỏi, nếu học lớp đại trà thì chất lượng thậm chí không bằng các trường khác. Căn cứ vào số liệu điều tra phổ cập giáo dục, CSVC và đội ngũ giáo viên, năm học 2011 – 2012, phòng GD&ĐT thành phố giao chỉ tiêu cho 18 trường tiểu học tuyển 48 lớp, 1.426 học sinh; 17 trường THCS tuyển 36 lớp, 1.222 học sinh. Các trường rà soát danh sách phổ cập để tuyển sinh hết số trẻ trên địa bàn. Số chỉ tiêu nếu còn, nhà trường dự kiến đối tượng xét tuyển, trong đó ưu tiên tuyển những học sinh gần trường. Đối với 1 số trường có hồ sơ dự tuyển cao hơn chỉ tiêu, phòng đã cử cán bộ đi kiểm tra. Qua đó đã phát hiện một số trường hợp làm “hộ khảo ảo”. Nếu trường dự tuyển không đáp ứng được thì học sinh phải quay về học tại trường nơi có hộ khẩu cư trú thực. Trong hội nghị triển khai công tác tuyển sinh, phòng đã mời lãnh đạo thành phố, hiệu trưởng các trường và công an để thống nhất quan điểm. Lực lượng công an quản lý chặt chẽ việc đăng ký hộ khẩu hoặc tạm trú hơn thì công tác tuyển sinh sẽ thuận lợi hơn. Học sinh ở địa bàn nào sẽ học đúng ở trường đó. Trong tháng 7/2011, Phó Chủ tịch UBND phường Thịnh Lang Nguyễn Thị Mỹ Bình đã có văn bản đề nghị hợp tác tuyển sinh. Theo đó, đề nghị 2 trường THCS Hữu Nghị, Sông Đà không tuyển 6 em sinh năm 2000 có hộ khẩu tại tổ 1, 2, 11, 12 thuộc phường vẫn chưa đến trường THCS Thịnh Lang nhập học. Trường THCS Thái Bình cũng đã lập danh sách 38 học sinh lớp 5 đang học tại các trường THCS Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Cù Chính Lan để quay về học tại trường… Việc phụ huynh muốn cho con học ở trường tốt là điều dễ hiểu nhưng tình trạng “hộ khẩu ảo” hoặc sính trường “điểm” sẽ tạo ra áp lực tuyển sinh, gây nên sự quá tải cục bộ ở một số trường và thiếu học sinh ở trường khác. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học nếu không được xử lý tốt.

                                                                                                Cẩm Lệ

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục