Chiều 31.8, Bộ GDĐT đã tổ chức họp báo về công tác chuẩn bị khai giảng năm học mới 2011 – 2012. Dự kiến trong năm học này, quy mô học sinh và chi ngân sách cho giáo dục – đào tạo đều tăng hơn so với năm trước.

Quan tâm nhiều hơn đến học sinh bỏ học

Để chuẩn bị cho khai giảng năm học 2011 – 2012, Bộ GDĐT đã ban hành quyết định khung kế hoạch thời gian năm học cũng như các chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục các cấp… Theo đó, học sinh tựu trường tập trung chủ yếu từ ngày 15 – 24.8.2011, khai giảng năm học từ ngày 3 – 5.9.2011 và kết thúc năm học từ ngày 21 – 31.5.2012.

Các Sở GDĐT đã tích cực chỉ đạo các Phòng GDĐT cũng như các trường chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới như tổ chức tuyển sinh đầu cấp; sắp xếp đội ngũ cán bộ, giáo viên đảm bảo yêu cầu phát triển giáo dục, ưu tiên giáo viên vùng khó khăn, vùng dân tộc.

Theo dự báo, năm học này toàn ngành giáo dục có 3.756.000 trẻ mầm non, 15.140.000 học sinh phổ thông đến trường; hàng nghìn giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục được bồi dưỡng hè; chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục đào tạo là 135.041 tỉ đồng.

Nhiều Sở đã làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương để tuyển mới giáo viên, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu, cơ bản đáp ứng được nhu cầu giáo viên cho năm học mới.

Công tác phát hành sách giáo khoa đã được thực hiện từ trong hè, đến nay NXB Giáo dục VN đã phát hành 88,3 triệu bản SGK; tặng đầy đủ SGK cho con thương binh, liệt sĩ trong cả nước; đảm bảo không có học sinh nào thiếu SGK.

Trước thực trạng học sinh bỏ học, Bộ GDĐT yêu cầu các địa phương tiến hành điều tra, nắm chắc lại số trẻ trong độ tuổi đến trường; thực hiện nhiều biện pháp vận động, tuyên truyền, phấn đấu đưa toàn bộ học sinh 6 tuổi vào lớp 1, học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6.

Đối với học sinh cũ, các trường học tiến hành cập nhật danh sách học sinh bỏ học trong năm học trước, số đi học tiếp tục của năm học này để tham mưu với chính quyền, phối hợp ban ngành, đoàn thể địa phương vận động học sinh bỏ học trở lại trường. Hỗ trợ, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cấp học bổng cho học sinh nghèo, thực hiện “3 đủ” đối với mỗi học sinh để giảm thiểu số học sinh bỏ học ở mức thấp nhất.

“Nóng” với giảm tải và lạm thu

Điều chỉnh chương trình SGK theo hướng giảm tải là vấn đề được đông đảo dư luận quan tâm trong thời gian qua. Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GDĐT) cho biết, Bộ đã đưa công khai Dự thảo về điều chỉnh chương trình SGK lên mạng điện tử để lấy ý kiến rộng rãi. Về cơ bản, các ý kiến đóng góp đều đồng thuận với nội dung giảm tải của Bộ. Hiện nay, Bộ đang tổng hợp ý kiến, chỉnh sửa lần cuối để trình lãnh đạo Bộ phê duyệt và sẽ ban hành Hướng dẫn thực hiện vào trước khai giảng năm học mới.

Ông Chuẩn khẳng định, Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh chương trình SGK sẽ rất cụ thể, rõ ràng nên các trường cũng như giáo viên dễ nghiên cứu và thực hiện. Việc giảm tải nội dung chương trình SGK đã được nghiên cứu đồng bộ với việc tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá và thi cử. Các phần không nằm trong chương trình học chính thức, tham khảo sẽ không sử dụng để ra đề thi hay kiểm tra. Ông Chuẩn cũng cho biết thêm, việc điều chỉnh chương trình SGK theo hướng giảm tải sẽ là một trong những biện pháp để giảm tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan như hiện nay.

Trước thềm năm học mới, Bộ GDĐT đã có công văn yêu cầu các UBND tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý thu, chi, chấm dứt tình trạng lạm thu dưới mọi hình thức; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, có hình thức xử lý nghiêm đối với đơn vị, cá nhân cố ý thực hiện sai. Bộ GDĐT yêu cầu các đơn vị không được tự quy định các khoản thu, chi dưới bất kỳ hình thức nào.

 

                                                                                   Theo Báo LĐ

 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục