Phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học ở Mê Linh đã có nhiều cách làm hay, đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở địa phương và cho cả thành phố Hà Nội.

 

Nhiều người khuyến học

Ghi nhận những nỗ lực trong dạy và học trong năm học 2010-2011, Hội Khuyến học và Phòng GD-ĐT huyện Mê Linh đã tổ chức cho gần hai trăm cán bộ, giáo viên (GV) giỏi, HS giỏi, HS có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt về thăm Lăng Bác, thăm khu Bảo tàng Chủ tịch Hồ Chí Minh và làm lễ dâng hương, báo công tại Bái đường Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Trong số HS dự chuyến đi này có nhiều em hoàn cảnh rất khó khăn, sáng cắp sách đến trường, chiều ra đồng làm việc. Lại có những em mồ côi cha hoặc mẹ, mới học lớp 7, lớp 8 đã trở thành lao động chính trong nhà. Không ít em mới chỉ biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua những trang sách hoặc trên màn ảnh truyền hình. Đây là lần đầu tiên các em được đến thăm, được trực tiếp nghe giới thiệu về di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Phạm Thị Hồng Nga trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Cả tháng sau, khi có dịp trở lại Mê Linh, vẫn thấy nhiều bậc cha mẹ hân hoan kể về niềm vui của con cháu mình sau chuyến đi ấy. Họ ghi nhận nỗ lực của những người làm khuyến học và khẳng định vai trò đóng góp của công tác khuyến học với quê hương.

Sau 10 năm thành lập, Hội Khuyến học Mê Linh từ 5 chi hội nay đã có trên 200 chi hội, phát triển đa dạng trong các thôn xóm, trong Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu giáo chức, Hội Đồng hương Mê Linh ở các tỉnh, hội ở các nhà chùa, khu công giáo với tổng số hội viên lên đến hơn 14 nghìn người. Bên cạnh các xã có phong trào mạnh từ nhiều năm như Thạch Đà, Thanh Lâm, Tráng Việt, Mê Linh, Tiền Phong… nay có thêm Vạn Yên, Tự Lập, Tiến Thắng, Hoàng Kim… Việc tổ chức khen thưởng GV giỏi, HS giỏi, HS thi đỗ ĐH, CĐ hoặc những người đỗ đạt thạc sĩ, tiến sĩ và cấp học bổng cho HS các gia đình khó khăn đã trở thành nền nếp của hội khuyến học các cấp. Riêng năm 2010, hàng trăm lượt GV giỏi, hơn 22 nghìn lượt HS giỏi, HS đỗ ĐH, CĐ được trao thưởng và 202 HS thuộc diện chính sách, HS nghèo vượt khó được nhận học bổng.

Nhiều cách làm hay

Ở Mê Linh có nhiều cách gây quỹ khuyến học khá độc đáo như vận động các đôi thanh niên khi kết hôn ủng hộ từ một đến hai trăm nghìn đồng; những gia đình tổ chức giỗ lễ, đám cưới… góp số tiền tương đương một mâm cỗ cho quỹ khuyến học… Hội Khuyến học huyện còn tổ chức các đoàn lên Lào Cai, Hà Giang - nơi có doanh nghiệp do những người con của đất Mê Linh đang hoạt động để vận động góp quỹ. Chỉ tính riêng năm 2010, quỹ khuyến học của huyện đã có trên 200 triệu đồng; quỹ các xã, phường có trên 920 triệu đồng; quỹ các thôn làng, tổ dân phố là hơn 420 triệu đồng… Tổng số tiền quỹ khuyến học toàn huyện trong năm lên tới gần 3 tỷ đồng.

Phát triển mạnh mẽ và hiệu quả nhất là phong trào xây dựng dòng họ hiếu học với 116 chi hội. Riêng ở xã Đại Đồng có 18/20 dòng họ làm tốt công tác khuyến học. Nhà thờ dòng họ Phùng Đình - Phùng Viết được xây dựng khang trang. Hằng năm, dòng họ tổ chức lễ báo công và bao giờ trước buổi lễ, đại diện họ tộc và các cháu cũng đến viếng nghĩa trang liệt sĩ. Quỹ Khuyến học của dòng họ Nguyễn Hữu được hình thành từ nguồn đóng góp của các hộ gia đình (mức tối thiểu là 50 nghìn đồng/hộ) cùng sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, những người thành đạt trong họ tộc, dành để khen thưởng các con em thi đỗ vào ĐH, CĐ. Năm năm trở lại đây, dòng họ đã động viên các gia đình trong họ tộc không để con em trong độ tuổi bỏ học và phổ cập trình độ THPT cho các cháu không có điều kiện học tiếp. Còn dòng họ Nguyễn Trại (thôn Văn Lôi), ngoài việc khen thưởng còn tổ chức các lớp bồi dưỡng, mời GV giỏi về giúp các cháu chuẩn bị thi ĐH, CĐ ôn tập.

Ở Mê Linh còn có rất nhiều chi hội, nhiều dòng họ làm tốt công tác khuyến học như Chi hội Bạch Trữ (xã Tiến Thắng), Chi hội Thọ Lão (xã Tiến Thịnh), họ Bùi Đình, họ Ngô (xã Tráng Việt), họ Nguyễn Trại (xã Thanh Lâm)… Với những nỗ lực ấy, khuyến học Mê Linh đã 3 lần được Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tặng Bằng khen và được UBND TP Hà Nội tặng cờ Đơn vị thi đua xuất sắc và nhiều bằng khen.

 

                                                                   Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục