5 năm nay, chàng trai 26 tuổi Lê Đăng Hạnh làm thầy giáo… nuôi dạy trẻ ở trường Mầm non Quỳnh Phương, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An.

 

Chúng tôi đến lớp nhỡ, phân hiệu 1 Mầm non Quỳnh Phương khi thầy giáo Hạnh đang dạy các bé tô màu. Thầy giáo mầm non duy nhất xứ Nghệ mặc áo sọc trắng, quần bò, trông rất thư sinh. Thấy có khách, Hạnh nói: “Hôm nay có các bác đến thăm, các em cùng chào và hoan hô các bác nào!”. Cả lớp cùng đứng lên và đồng thanh "chào các bác ạ" rồi cùng vỗ tay rào rào.

Cô giáo hiệu trưởng Nguyễn Thị Phương nói: “Công việc nuôi dạy trẻ gian nan vất vả, nữ giới còn khiếp, thế mà thầy Hạnh vẫn mê như điếu đổ”. Hạnh cười, nói: “Em mê trẻ em từ nhỏ, nên mới chọn nghề ni. Bây giờ, cứ đến lớp gặp trẻ là thấy vui, quên cả mệt”.

Lớp “nhỡ” của Hạnh có 42 cháu. Các môn học: múa, hát, tập thể dục, tập tô màu, làm quen chữ cái… rồi chuyện vệ sinh, lo ăn, lo ngủ cho các cháu Hạnh cũng phải làm như mọi giáo viên khác. Công việc cứ tất bật suốt ngày với nuôi, dạy, chăm sóc trẻ như người mẹ chăm con.

Khi Hạnh quyết định chỉ nộp hồ sơ vào trường CĐSP T.Ư Nha Trang, ngành mầm non, gia đình và bạn bè đã phát hoảng. Mọi người khuyên Hạnh hãy nghĩ lại kẻo ân hận. Nhưng Hạnh vẫn khoác ba lô đi thi và thi đậu. Khi đó, Hạnh là sinh viên đặc biệt trong số hàng trăm sinh viên ngành mầm non toàn nữ của khóa học.

“Đó là một thách thức lớn. Nhưng tìm hiểu thì mới biết trước đó hai khóa, cũng từng có hai anh thi vô khoa này nên cũng thấy an tâm hơn, rồi quen”. Lần về thực tập ở TP Qui Nhơn, Bình Định, nhiều giáo viên và phụ huynh học sinh ở một trường mầm non đã ngạc nhiên nhìn Hạnh như người từ hành tinh khác.

Ra trường năm 2007, Hạnh xuống UBND xã Quỳnh Phương, xin vào dạy trường mầm non. Lãnh đạo xã nhìn cậu trố mắt, không tin. Nhưng sau một cuộc “phỏng vấn” khá lâu, thấy Hạnh đã được đào tạo chính quy, lại tha thiết với nghề, trường mầm non xã cũng đang thiếu giáo viên nên đồng ý tiếp nhận.

Cô hiệu trưởng Phương kể: “Khi đó tui còn là hiệu phó, nghe hiệu trưởng nói trường ta sắp nhận một thầy giáo về dạy, tui không tin, tưởng cô nói đùa. Khi cầm trên tay hồ sơ, tui mới biết là thật và có nói với hiệu trưởng không nên nhận, vì chưa thấy thầy giáo nào lại dạy mầm non bao giờ. Nhưng cô hiệu trưởng nói phải nhận thôi, xã chỉ đạo rồi, không thể khác. Tui đắn đo mãi, rồi phân công Hạnh dạy lớp nhỡ, có thêm một cô giúp đỡ. Thấy Hạnh thích ứng nhanh với công việc, tui an tâm. Nhưng sau đó, phụ huynh thấy lớp con mình học do một thầy giáo trẻ phụ trách thì phản ứng, nằng nặc đòi thay giáo viên. Tui vận động mãi, thề thốt đủ cách thì họ mới chịu”.

Trò chuyện với chúng tôi, Hạnh nói, giai đoạn đầu là thời gian thử thách rất lớn. Mới vào nghề nên công việc cũng căng, đồng lương hợp đồng ban đầu chỉ hơn tám trăm ngàn mỗi tháng. Nhưng sự đam mê và lòng yêu trẻ đã giúp Hạnh vượt qua thử thách và trở thành thầy giáo trẻ mẫn cán. Năm nay, trường Mầm non Quỳnh Phương từ mô hình bán công đã được chuyển thành công lập nên Hạnh đã được biên chế.

“Thầy Hạnh rất đam mê công việc, yêu trẻ và có năng khiếu ca hát, kể chuyện, múa, vẽ…  tính tình hiền lành nên được các cô trong trường rất quý mến. Tui nghĩ, nếu như không thực sự yêu nghề, yêu trẻ thì thầy Hạnh không thể vượt qua được áp lực của công việc dạy trẻ để theo nghề cho đến nay”, cô Phương nhận xét.

Hạnh thì coi việc bận rộn với đám trẻ là chuyện thường, vì đó là niềm vui. Tôi hỏi Hạnh có lúc nào thấy “ân hận” hay không, Hạnh cười: “Không, nếu lựa chọn lại, em vẫn cứ theo nghề này”. Mỗi ngày hai bận, Hạnh chạy xe vượt gần 15 cây số để có mặt ở trường lúc 6 rưỡi sáng và trở về nhà khi cháu bé cuối cùng đã được bố mẹ đến đón. Thường thường, Hạnh về đến nhà thì trời đã nhá nhem.

 

                                                                      Theo ThanhNien

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục