Cần bắt buộc các cơ sở giáo dục ĐH kiểm định chất lượng để người học lựa chọn.

Cần bắt buộc các cơ sở giáo dục ĐH kiểm định chất lượng để người học lựa chọn.

“Kiểm định chất lượng đào tạo là hoạt động nhằm mục đích bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, do vậy phải trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các cơ sở giáo dục đại học”.

Đó là ý kiến trong báo cáo thẩm tra sơ bộ của của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng về Dự án Luật giáo dục đại học (GDĐH) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến chỉ đạo.
 
Dự thảo Luật GDĐH đã dành hẳn chương VII quy định về bảo đảm chất lượng đào tạo, trong đó có quy định về kiểm định chất lượng GDĐH. Tuy nhiên, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng cho rằng: “Các quy định liên quan đến vấn đề này trong Dự thảo Luật mới chỉ dừng lại ở mức độ đề ra các nguyên tắc cơ bản và khái quát, chưa đủ cụ thể và cũng chưa đề cập rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ sở GDĐH trong công tác kiểm định chất lượng đào tạo”.
 
Thường trực Ủy ban đề nghị quy định hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục là bắt buộc đối với cơ sở GDĐH và áp dụng các hình thức kiểm định chất lượng bắt buộc, kiểm định chất lượng tự nguyện theo hướng hoạt động kiểm định chất lượng đào tạo phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước thì do cơ quan quản lý nhà nước về GDĐH chỉ định. Còn việc kiểm định nhằm đáp ứng nhu cầu bảo đảm và nâng cao chất lượng thì cơ sở GDĐH tự lựa chọn về thời điểm và tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo.
 
Cần quy định rõ trong Luật về quy trình và chu kỳ kiểm định, quy trình công khai hóa kết quả kiểm định chất lượng; chính sách ưu tiên, khuyến khích các cơ sở GDĐH tham gia kiểm định chất lượng đào tạo nhằm phấn đấu bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, nhà trường, xã hội và người học; quy định việc sử dụng kết quả kiểm định làm căn cứ để phân loại chất lượng đào tạo của cơ sở GDĐH, trên cơ sở đó có chính sách đầu tư, giao nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu KH - CN và trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ sở GDĐH cũng như chế tài đối với cơ sở GDĐH không đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo.  Cần có các quy định về điều kiện thành lập các cơ sở kiểm định chất lượng độc lập; việc công nhận kết quả kiểm định chất lượng giáo dục giữa các tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo; giải quyết tranh chấp về kết quả kiểm định, chất lượng đào tạo; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm định viên….

Đồng thời, Thường trực Ủy ban đề nghị ban hành một bộ chuẩn quốc gia về chất lượng GDĐH và yêu cầu về chất lượng tối thiểu đối với các chương trình đào tạo đại học. Theo đó, Luật cần quy định chỉ cho phép thực hiện những chương trình bảo đảm yêu cầu  về chất lượng tối thiểu và khuyến khích các cơ sở GDĐH nâng cao chất lượng đào tạo, hướng đến chuẩn quốc gia và chuẩn quốc tế.

Tại buổi thảo luận về Dự thảo Luật GDĐH của Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận tán thành vấn đề kiểm định chất lượng là bắt buộc và chính đáng nhưng người đứng đầu ngành giáo dục đề nghị Thường vụ Quốc hội cân nhắc lại.

Bộ trưởng Luận giải thích: “Chúng tôi khảo sát 150 nước, có khoảng 200 tổ chức kiểm định thấy rằng nước nào cũng quan tâm tới kiểm định chất lượng và đều có tổ chức kiểm định nhà nước nhưng mà tuyệt đại bộ phận tất cả các nước đó trừ Hungary có tổ chức kiểm định bắt buộc còn 149 nước có tổ chức kiểm định nhưng là hoạt động khuyến khích để các trường tham gia”.

Tán thành với ý kiến của Ủy ban VH GD TNTN&NĐ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “Cần có kiểm định chất lượng giáo dục bắt buộc. Nhà nước cần phải đưa ra quy định bắt buộc về kiểm định và công bố chuẩn toàn quốc, phân loại trường theo các cấp độ khác nhau. Trên cơ sở phân loại đó cần có tổ chức kiểm định độc lập, nhà nước kiểm tra, giám sát và công bố hoặc các trường tự kiểm định, tự công bố trên bộ chuẩn của Nhà nước thì người học mới tin và lựa chọn vào học như vậy mới xã hội hóa được”.

 

                                                                               Theo Dantri

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục