Nhân dịp “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” từ ngày 2 - 8/10/2011, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã triển lãm một số hình ảnh tư liệu quý giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục.

Xin giới thiệu một số hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục tại triển lãm:
  
Ngôi nhà quê nội Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi Người đã sống và học tập những năm thời niên thiếu.

Ngôi nhà của thầy Vương Thúc Quý ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An nơi Nguyễn Tất Thành theo học chữ Hán thời niên thiếu.
 
Trường Quốc học Huế, nơi Nguyễn Tất Thành đã học từ năm 1908-1909.
 
Trường kỹ thuật thực hành nơi Nguyễn Tất Thành đã đến học hỏi và tìm hiểu trong thời gian sống ở Sài Gòn trước khi ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911.
Thư của Nguyễn Tất Thành gửi Tổng thống Pháp ngày 15/9/1911, đề đạt nguyện vọng được vào học Trường thuộc địa ở Paris,  với mục đích mở mang kiến thức để sau này trở về cống hiến cho đất nước.

Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội thứ 16 của Đảng Xã hội Pháp họp tại TP Tua vào tháng 12/1920.
 


Ngôi nhà số 9 ngõ Công- poanh (Compoint) ở Paris, nơi Nguyễn Ái Quốc đã sống và học tập từ năm 1921-1923.
Khách sạn Luych ở số 10 Tvecxkaia, nay là khách sạn Xentơrannaia ở phố Tver Matxcơva Liên bang Nga, nơi Nguyễn Ái Quốc đã ở và tự học trong những năm 1923 - 1924.

Khách sạn Ca - lơ - tơn (Carlton) ở thủ đô Luân Đôn, vương quốc Anh, nơi Nguyễn Tất Thành vừa làm thuê vừa tự học tiếng Anh trong những năm 1914 - 1917.
 
Khách sạn Paker ở thành phố Boston, Mỹ, nơi Nguyễn Tất Thành vừa làm thuê, vừa tự học thêm tiếng Anh trong những năm 1912-1913.

Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa ở Matxcơva, Liên Bang Nga, nơi Nguyễn Ái Quốc (bí danh là Lin) đã học tập và tự học trong thời gian từ 1936-1938.
 
Trong lý lịch đại biểu tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản năm 1935 ở Matxcơva, Nguyễn Ái Quốc (bí danh Lin) khai biết 6 ngoại ngữ là Pháp, Anh, Trung, Italia, Đức và Nga.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bia ghi danh các tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội ngày 29/1/1960 (ảnh trái) và Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bia chùa côn Sơn ở tỉnh Hải Dương ngày 15/2/1965 (ảnh phải).

Dù bận trăm công nghìn việc nhưng thường ngày ở chiến khu Việt Bắc, Người vẫn đọc sách để mở mang kiến thức. Ảnh chụp năm 1951.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với lớp huấn luyện đảng viên mới do Thành ủy Hà Nội tổ chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Bác đã 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm. Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng". (Hà Nội ngày 14/5/1966)

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại hội nghị “Diên hồng diệt dốt” của phụ lão huyện Thanh Trì, Hà Đông ngày 10/5/1958.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp vỡ lòng trường cấp 1 dân lập, phố Hàng Than, Hà Nội ngày 31/12/1958.
 
Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi toàn thể thầy giáo, học trò và cán bộ, thanh niên và nhi đồng. Người nêu rõ mục đích của nhà trường và trách nhiệm của mỗi cấp học. Ngày 31/10/1955. Bản đánh máy có bút tích sửa chữa của Người.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cháu thiếu nhi Bungari tại Cung thiếu nhi ở Thủ đô Soophia tháng 8 - 1957.

 Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu tham dự hội nghị chuyên đề Sinh viên Quốc tế ngày 1/9/1961.
 
 
                                                                                Theo Dantri

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục