Đã hết cái thời học thêm là tự nguyện. Từ chỗ đáp ứng nhu cầu chính đáng, việc dạy thêm, học thêm đang ngày càng tràn lan và biến tướng lạ lùng...

 

Lịch học thêm dày đặc đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động của ngành giáo dục.

Một buổi học thêm sau giờ học của học sinh tại Q.5, TP.HCM

Sau buổi họp phụ huynh ở Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội), một phụ huynh than: “Ban đại diện cha mẹ HS phát cho mỗi phụ huynh một tờ đơn xin học thêm đã đánh máy sẵn. Phụ huynh chỉ việc ký vào phần để trống bên dưới nếu đồng ý với lịch học thêm vào ba buổi sáng/tuần từ 7g30-10g30. Sau đó đến 12g30 tiếp tục tiết học đầu tiên của buổi học chính khóa. Không thể đưa đón con 4 lần/ngày, nhiều phụ huynh đã phải tính đến chuyện cho con mang đồ ăn trưa đi, tìm quán ăn cho con gần trường. Cả lớp đều học nên mình cũng phải theo, không ai dám từ chối lá đơn viết sẵn”.

Không học thêm phải... chịu trách nhiệm

Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, một giáo viên chủ nhiệm Trường THCS Đền Lừ (Hà Nội) đã trực tiếp phát hai mẫu đơn xin tự nguyện học thêm cho từng phụ huynh. Một đơn xin học thêm ở lớp do trường tổ chức (trong trường), một đơn xin học lớp của cô giáo tổ chức (bên ngoài trường). Để tăng thêm “sức nặng”, cô giáo cho biết “sẽ mời các giáo viên trực tiếp phụ trách các môn học ở lớp dạy thêm để tiện theo dõi HS” - một phụ huynh kể.

Tại Trường THCS Tăng Bạt Hổ A (Q.4, TP.HCM), phụ huynh tên M., có con học lớp 9, bức xúc: “Chúng tôi cảm thấy bực bội khi giáo viên dạy toán tên là H.U. phát cho mỗi HS một tờ phiếu xác nhận đồng ý cho con đi học thêm tại nhà cô. Học thêm là chuyện tự nguyện, tại sao cô giáo lại gợi ý trắng trợn như thế?”. Trong tờ “gợi ý” có tên gọi là “phiếu xác nhận”, giáo viên đã in sẵn dòng chữ “nay tôi đồng ý cho con tôi tham gia học ngoài giờ môn toán” để phụ huynh ký vào. Ở cuối phiếu có phần riêng dành cho những phụ huynh không cho con đi học “vì nhiều lý do, tôi không đồng ý cho con tôi tham gia lớp học và xin chịu trách nhiệm về việc học tập sa sút của con” và cũng có chỗ trống để phụ huynh ký tên xác nhận. Nếu đồng ý đi học thêm, con chị M. sẽ học một tuần hai buổi tại nhà cô giáo ngay sau giờ học ở trường với học phí 250.000 đồng/tháng.

Một phụ huynh có con học lớp 8 tại Q.Đống Đa (Hà Nội) nói: “Vấn đề không phải chỉ là tốn tiền, mà thời gian tự học, thời gian nghỉ ngơi của con không có. Những buổi phải học thêm hai ca (hai môn) khi về nhà cháu chỉ kịp ăn cơm vội vàng là lại lên đường đi học”.

Mượn trường để tiện dạy thêm

Trong khi đó, HS khối 5 Trường tiểu học Ngô Thì Nhậm (Hà Nội) đã bắt đầu vào cuộc chiến “nâng cao” ngay từ tuần đầu tiên năm học mới. “Ban đầu giáo viên thông báo sẽ tổ chức lớp học thêm từ 17g30-19g30 ngay tại trường cho khoảng 40 học sinh khá giỏi để bồi dưỡng. Khối 5 có ba lớp, nhưng tôi thấy hầu hết phụ huynh đều đăng ký cho con mình học lớp này vì sợ thua thiệt” - chị T., một phụ huynh, cho biết. Theo chị, lớp học này được tổ chức 3 buổi/tuần với mức học phí 200.000 đồng/tháng. Sau khi tan trường, HS sẽ tự lo ăn uống ở bên ngoài để có sức học tiếp buổi học cuối ngày. “Ngoài các buổi sáng học chính khóa, buổi chiều theo thời khóa biểu lịch học bán trú là các môn phụ, ngoại khóa, nhưng nhiều buổi giáo viên vẫn tổ chức dạy thêm ở trường ngay trong buổi hai này. Đương nhiên, gọi là học thêm thì phải đóng thêm tiền” - chị T. bộc bạch.

Để thuận tiện cho việc dạy thêm, học thêm, nhiều giáo viên đã thuê địa điểm gần trường hoặc ngay trong trường để tổ chức dạy học ngoài giờ. Trên thực tế, hình thức dạy thêm này đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận phụ huynh không có điều kiện đón con trong giờ tan tầm. Một phụ huynh có con học lớp 3 Trường tiểu học Cát Linh (Hà Nội) kể: “Theo kế hoạch, bắt đầu từ tháng 10 cô tổ chức lớp học thêm. Giờ học sẽ bắt đầu từ 17g-19g ngay sau khi các cháu tan lớp. Cô giáo đã thuê một địa điểm gần trường và phụ trách luôn việc dẫn các cháu sang điểm học mới sau giờ chính khóa”.

Tại Trường tiểu học Lạc Long Quân, Q.Tân Bình (TP.HCM), ban giám hiệu xác nhận: “Trường không tổ chức dạy thêm nhưng giáo viên có mượn sáu phòng học bán trú để giữ HS và kèm HS sau giờ tan trường, chờ tới lúc phụ huynh đón con về. Việc tổ chức hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện”. Anh L.V., có hai con học tại trường này, cho biết: “Tôi nghĩ học cả ngày đã mệt nhưng không hiểu sao giáo viên lại tổ chức học tiếp. Nếu không tham gia, tôi lo cháu sa sút hơn các bạn và bị đối xử không công bằng”. Tại TP.HCM, việc thuê nhà trọ gần trường hoặc thuê cơ sở vật chất của trường để dạy thêm (dưới hình thức giữ con giúp phụ huynh đón trễ) đang dần phổ biến.

Một phụ huynh Trường THCS Ngô Tất Tố, Q.Phú Nhuận (TP.HCM) bức xúc: “Nhà trường vừa tham khảo ý kiến phụ huynh về việc mở các lớp ôn bài tại trường sau giờ học với mức phí 75.000 đồng/HS/tháng vì giờ tan học buổi hai hiện nay là 15g45, phụ huynh chưa thể đón con ngay. Nhưng tôi cho rằng đây chỉ là một hình thức dạy thêm mà thôi, tham gia cũng khó mà không tham gia cũng khó cho phụ huynh chúng tôi”.

 

                                                        Theo Báo Thanhnien

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục