Ngày 10-2, Sở GD-ĐT TP Hà Nội họp với đại diện các trường, phòng GD-ĐT của 12 quận, huyện trong diện phải điều chỉnh giờ học nhằm nghe ý kiến, đề xuất về việc thực hiện điều chỉnh giờ học.

 

Do thay đổi giờ học, các học sinh THPT ở TP Hà Nội phải kết thúc buổi học khi trời đã tối - Ảnh: Nguyễn Khánh

Có rất nhiều khó khăn, xáo trộn đối với các trường và học sinh khi TP Hà Nội thực hiện điều chỉnh giờ học- Đó là nhận xét chung của nhiều hiệu trưởng khi đề cập đến việc điều chỉnh giờ học.

Vẫn nhiều băn khoăn

Giờ học khác nhau

Đại diện một số trường cũng bày tỏ quan điểm: điều chỉnh giờ học là việc cần thiết ở một số địa bàn của Hà Nội. Tuy nhiên việc điều chỉnh phải được thực hiện linh hoạt, căn cứ vào thực tế, điều kiện thực hiện của các trường. Mỗi khu vực trường học nên linh hoạt áp dụng quy định giờ học khác nhau.

Bà Dương Thị Thanh Huyền, trưởng Phòng GD-ĐT quận Hoàn Kiếm, đưa ra ví dụ: chỉ trên một tuyến phố Nhà Chung vốn rất hẹp có tới năm trường học. Vì vậy trên cơ sở quy định chung, các trường phải ngồi với nhau để bàn phương án quy định giờ vào học, tan học khác nhau.

Theo các trường, khó khăn chủ yếu tập trung vào quy định cứng nhắc về giờ tan học của các cấp, trong khi chương trình, thời khóa biểu của các lớp học khác nhau dẫn đến việc các trường lúng túng khi thực hiện. Có trường không cho phụ huynh đón con sớm, phải “nhốt” học sinh trong trường 1-2 giờ để chờ giờ tan học. Có trường để đảm bảo giờ tan học đã phải lùi giờ học tiết đầu tiên muộn hơn. Một số trường phản ánh quy định khoảng thời gian giao giữa hai ca học của THCS quá ngắn gây ùn tắc cục bộ trước cổng trường, giờ tan học của học sinh THPT quá muộn ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, sức khỏe học sinh, xáo trộn sinh hoạt các gia đình.

Ông Văn Như Cương, hiệu trưởng Trường Lương Thế Vinh, cho rằng với các trường phổ thông có nhiều cấp học, giờ tan học chênh nhau gây xáo trộn, khó khăn cho những học sinh THCS và THPT đi cùng tuyến ôtô của trường. Trên thực tế sau khi đổi giờ, nhiều học sinh đã phải tự túc phương tiện đi lại vì ôtô của trường không thể đáp ứng.

Mặc dù UBND thành phố đã điều chỉnh lại giờ tan học ở bậc THPT, trung tâm GD thường xuyên, trường TCCN, dạy nghề, nhưng theo ông Nguyễn Quốc Bình, chủ nhiệm CLB hiệu trưởng các trường THPT Hà Nội, đối với học sinh các trường ven đô, việc tan học vào 18g vẫn quá trễ, không đảm bảo an toàn cho học sinh vì phần lớn các em phải tự đi học trên quãng đường xa nhiều rủi ro. Về việc đổi giờ tan học của bậc THPT vào 18g, đại diện các trường Đại Mỗ, Thượng Cát, Xuân Đỉnh, Ngô Thì Nhậm vẫn tiếp tục kiến nghị xin điều chỉnh sớm hơn nữa. Theo lãnh đạo Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Thanh Trì, học sinh của trung tâm thuộc nhiều cấp học, nhiều em chưa ngoan nên việc tan học muộn sẽ khó khăn cho trung tâm và gia đình trong việc quản lý học sinh. Ở khối trung tâm giáo dục thường xuyên, TCCN, nhiều ý kiến cho rằng giờ tan học trễ gây khó khăn cho giáo viên vì phần đông giáo viên phải đi về rất xa.

Ông Nguyễn Quốc Bình đề nghị: nên quy định giờ học mùa đông và mùa hè khác nhau. Vì với thời tiết giá rét hiện tại, quy định học sinh học 7g là sớm. Giờ học mùa đông có thể từ 7g15 và kết thúc vào 17g45, còn giờ mùa hè (thực hiện từ 15-3) thì có thể từ 7g và kết thúc vào 18g.

Thực hiện linh hoạt

Ông Nguyễn Hiệp Thống, phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết từ ngày 13-2 các trường học sẽ thực hiện theo hướng dẫn mới của Sở GD-ĐT Hà Nội. Theo đó, các trường học tại 12 quận, huyện vẫn phải duy trì việc điều chỉnh giờ vào học, tan học khác nhau giữa các bậc học, nhưng sẽ thực hiện linh hoạt hơn, một số điểm bất hợp lý đã được điều chỉnh.

Tuy nhiên sẽ không cứng nhắc bắt buộc cha mẹ học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS phải đón con từ 17g-17g30. Những phụ huynh có nhu cầu có thể đón con trước 17g, nếu giờ học đã kết thúc. Để giãn khoảng thời gian giữa ca học sáng và chiều đối với các trường THCS, các trường THCS có thể bắt đầu giờ học buổi sáng vào 7g30 (quy định trước đó là 8g) và kết thúc buổi học chiều trước 17g30 (trước là 17g).

Các trường THPT, trung tâm GD thường xuyên bắt đầu giờ học buổi sáng vào 7g, kết thúc vào sau 18g. Các trường phổ thông có nhiều cấp học, có ôtô đưa đón học sinh được chủ động chọn giờ vào học, tan học thống nhất theo một cấp học, phù hợp với điều kiện từng trường.

Ông Nguyễn Hiệp Thống khẳng định: việc điều chỉnh như trên chỉ áp dụng với giờ học chính khóa của các trường tổ chức học 2 ca/ngày. Những trường chỉ học chính khóa 1 ca/ngày và chỉ tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chức hoạt động ngoại khóa vào buổi còn lại thì thời gian tan trường sẽ do các trường chủ động quyết định, nhưng đề nghị cố gắng tránh cho học sinh tan trường vào giờ cao điểm. Ông Thống nói thêm: Kiến nghị về quy định giờ học theo mùa đông và mùa hè sẽ được ghi nhận để tiếp tục đề xuất với thành phố.

 

                                                         Theo TuoiTre

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục