Học viên Aptech Việt Nam nhận bằng tốt nghiệp. (Ảnh minh họa: Internet).

Học viên Aptech Việt Nam nhận bằng tốt nghiệp. (Ảnh minh họa: Internet).

Hệ thống đào tạo lập trình viên quốc tế FPT-Aptech tại Việt Nam đang là đơn vị đứng đầu của Tập đoàn Aptech toàn cầu với 56% thị phần, tiếp sau là các hệ thống Aptech của Nigeria, Brazil, Nga…

 

Đây là thông tin được công bố tại Hội nghị Aptech Việt Nam 2012 được tổ chức trong hai ngày 19 và 20/2/2012, tại Hà Nội.

Cũng tại Hội nghị này, Aptech Việt Nam cho biết đang đặt tham vọng đến năm 2020 sẽ cung ứng 500.000 nhân lực cho ngành công nghệ thông tin, nhằm góp 50% nguồn nhân lực trong mục tiêu “một triệu nhân lực công nghệ thông tin” vào năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ trong đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông.”

Để thực hiện mục tiêu này, trong các năm tới, Aptech Việt Nam sẽ phải tăng gấp đôi số lượng đào tạo.

Tuy nhiên, có thể thấy mục tiêu này là khó đạt được khi trải qua 13 năm phát triển (từ năm 1999), Hệ thống Aptech Việt Nam mới cung cấp được 70.000 nhân lực cho thị trường. Thậm chí, theo nhiều chuyên gia, với sự nỗ lực của tất cả các đơn vị đào tạo nhân lực công nghệ thông tin trên cả nước, con số 1 triệu nhân lực trong năm 2020 cũng đang là một thách thức.

Tập đoàn Aptech toàn cầu được thành lập năm 1986 tại Ấn Độ, một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về gia công phần mềm, chuyên đào tạo về công nghệ thông tin. Hiện mạng lưới của Tập đoàn này đã phủ sóng đến nhiều quốc gia.

Các trung tâm đào tạo của Aptech đều tuân thủ thống nhất quy trình đào tạo được cấp chứng chỉ ISO 9001 và bằng cấp được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới.

Hệ thống Aptech Việt Nam được sáng lập bởi FPT-Aptech năm 1999 qua sự chuyển giao công nghệ giữa Tập đoàn FPT và Tập đoàn Aptech toàn cầu của Ấn Độ./.

                                                                            Theo Vietnam+
 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục