Những năm qua, công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở địa bàn biên giới đã mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở khu vực biên giới còn khá phổ biến. Tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao, cơ sở vật chất cho giáo dục còn nghèo nàn.

 

Trước thực trạng trên, Bộ Giáo dục và Ðào tạo phối hợp Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng xây dựng chương trình đẩy mạnh công tác chống mù chữ, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và phát triển trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCÐ) khu vực biên giới, hải đảo. Theo Phó Vụ trưởng Giáo dục thường xuyên (Bộ Giáo dục và Ðào tạo) Nguyễn Hồng Sơn: Với hơn một nghìn xã nằm giáp biên giới Cam-pu-chia, Lào và Trung Quốc, các TTHTCÐ vùng biên sẽ được triển khai toàn tuyến nhằm nâng cao dân trí cho người dân. Trong đó, ba TTHTCÐ dọc biên giới đang được xây dựng thí điểm tại xã Long Phước, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh; xã Yên Khoái, huyện Lục Bình, tỉnh Lạng Sơn và xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ðáng chú ý, nhiều năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng lực lượng Bộ đội biên phòng sát cánh cùng ngành giáo dục, tích cực hỗ trợ cả về vật chất và công sức cho công tác giáo dục vùng biên giới, hải đảo. Phải nói rằng, vai trò của Bộ đội biên phòng đối với công tác xóa mù chữ cho đồng bào vùng biên giới, hải đảo là rất lớn. Nhờ có sự tham gia tích cực của Bộ đội biên phòng, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc thiểu số trên biên giới được nâng cao, mang lại những hiệu quả tích cực về mặt xã hội, góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn. Bộ đội biên phòng đã phối hợp ngành giáo dục tuyên truyền, vận động người mù chữ, tái mù chữ tham gia các lớp học xóa mù chữ, các chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu người học trong các TTHTCÐ.

Chương trình xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên giới của Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua đã thật sự mang lại hiệu quả thiết thực, từng bước nâng dần trình độ dân trí cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia tích cực các phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ an ninh biên giới. Tuy nhiên, do điểm xuất phát của Hà Tĩnh thấp nên tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của đồng bào trên biên giới so với đồng bằng vẫn còn chênh lệch lớn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn chiếm hơn 30%... Trước tình hình trên, Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh khảo sát, đánh giá tình hình tại chín xã biên giới và chọn xã Sơn Kim 1 để làm điểm TTHTCÐ. Ðại tá Nguyễn Quốc Việt, Phó chính ủy Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh cho biết: Chúng tôi đã chọn địa bàn xã Sơn Kim 1 vì đây là một trong năm xã của huyện Hương Sơn xây dựng điểm nông thôn mới. Người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp kết hợp lâm nghiệp và chăn nuôi. Do điều kiện đất đai sản xuất ít, lại bị thu hồi làm khu công nghiệp Ðại Kim nên đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người thất nghiệp trong độ tuổi lao động tăng cao, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tệ nạn ma túy vẫn còn nhiều phức tạp.

Theo Phó chủ tịch UBND xã Sơn Kim 1, đồng thời là Giám đốc TTHTCÐ Trần Văn Hải: Sau bốn năm đi vào hoạt động, trung tâm đã góp phần rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao kiến thức cho nhân dân, người dân được phổ biến, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, biết cách ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất, chăn nuôi tăng thu nhập. TTHTCÐ không chỉ có vai trò giúp người dân được học tập thường xuyên mà còn trang bị kiến thức nhiều mặt, góp phần tạo ra nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao, nhất là nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng. Tuy nhiên, đến nay, cơ sở vật chất của TTHTCÐ của xã chưa có mà chủ yếu phối hợp chính quyền địa phương mượn trụ sở, nhà văn hóa thôn để làm nơi học tập, giảng dạy cho nhân dân. Ðây là vấn đề quan trọng cần sớm được giải quyết để phát huy hiệu quả của TTHTCÐ tại địa phương.

 
                                                                 Theo Nhan Dan
 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục