(HBĐT) - Tính đến năm học 2011-2012, huyện Kim Bôi có 9 trường ở các cấp học, bậc học đạt chuẩn quốc gia. Trong những năm qua, công tác đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia đã làm thay đổi rõ rệt cho hoạt động giáo dục của huyện.

 

Đồng chí Vũ Ngọc Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Thực hiện Đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia 2006-2010, huyện đã đầu tư xây dựng, phát triển mạng lưới trường lớp theo hướng kiên cố hóa, HĐH, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập trong giai đoạn mới. Diện tích đất của các nhà trường được quy hoạch lại đảm bảo đủ quy định tính theo đầu học sinh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại được đầu tư, mua sắm kịp thời. Đội ngũ cán bộ, giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo đạt chuẩn và vượt chuẩn. Nhờ đó, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt: tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng từ 30% trở lên, tỷ lệ học sinh yếu, kém giảm dưới 5%...

 

Tuy nhiên, đánh giá tổng thể, việc triển khai, thực hiện Đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2006-2010 chưa đảm bảo đúng tiến độ và chưa đạt được 100% kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chủ quan được xác định là công tác tuyên truyền chưa được chú trọng. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa thực sự sâu sắc nên chưa tham gia ủng hộ, đóng góp nhiệt tình. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý của một số trường chưa năng động dẫn đến công tác tham mưu còn hạn chế, thiếu tích cực. Ngoài ra còn phải kể đến nguyên nhân khách quan là khi tiến hành xây dựng trường chuẩn quốc gia phải tập trung xây dựng nhiều hạng mục công trình, nhiều đơn vị phải đầu tư mới hoàn toàn. Trong khi đó, kinh phí dành cho xây dựng trường chuẩn quốc gia còn eo hẹp. Ngân sách hỗ trợ của các địa phương và nguồn ngân sách từ xã hội hóa giáo dục còn ít. Qua quá trình triển khai, thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia, huyện đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý là: cần có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành và sự nỗ lực của nhân dân. Việc đầu tư phải tập trung, dứt điểm bởi khó khăn nhất của các trường là về  cơ sở vật chất. Nếu đầu tư đúng hạng mục, đảm bảo tiến độ sẽ rút ngắn thời gian đạt chuẩn của các trường. Một mặt cần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, phát huy tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thường xuyên tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất cho các nhà trường...

 

Chỉ rõ những nguyên nhân tồn tại, hạn chế, huyện đã quyết tâm huy động mọi nguồn lực để đến năm 2015 sẽ có thêm 13 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và nâng mức đạt chuẩn mức độ 2 đối với 3 trường tiểu học. Theo đó, đưa ra một nhóm giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng công tác xã hội hóa giáo dục thu hút nhiều nguồn  lực đầu tư phát triển GD&ĐT, xây dựng xã hội học tập. Huyện kỳ vọng thông qua công tác tuyên truyền sẽ làm cho mỗi cá nhân, tập thể  tham gia ủng hộ tích cực, coi việc xây dựng trường chuẩn quốc gia là nhiệm vụ chung của các cấp, ngành, không phải là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục. Để thực hiện được điều này, huyện xây dựng quy chế hoạt động chung, quy định trách nhiệm và quyền hạn của từng ban, ngành, đoàn thể, lực lượng xã hội. Trong đó, ngành giáo dục là cơ quan thường trực, có trách nhiệm tham mưu trực tiếp với các cấp lãnh đạo và là cầu nối trong việc phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng xã hội. Hàng năm, các xã lên kế hoạch khảo sát vào 2 thời điểm là tháng 6 và tháng 12. Căn cứ vào kết quả khảo sát đó, các đơn vị lập kế hoạch xây dựng chi tiết, cụ thể về các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia, sau đó, đăng ký năm đạt chuẩn với BCĐ cấp huyện. Căn cứ vào đăng ký của các đơn vị, BCĐ huyện lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia theo từng năm và lập dự trù kinh phí đầu tư xây dựng bám sát kế hoạch đã đề ra. Chú ý xây dựng đội ngũ CB-GV đảm bảo về trình độ đào tạo, năng lực sư phạm. Đầu tư xây dựng trường, mua sắm trang thiết bị đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng từng bước đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn quốc gia. Nguồn kinh phí dành cho xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ được trích từ nguồn vốn của các chương trình, dự án, nguồn hỗ trợ từ ngân sách huyện, ngân sách xã, thị trấn và ngân sách sự nghiệp giáo dục hàng năm. Đồng thời, tích cực huy động sự đóng góp của nhân dân, nhà hảo tâm về ngày công lao động, tiền của, vật chất.

 

Với ước tính đầu tư trên 51.792 triệu đồng cho xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn (2011-2015), huyện Kim Bôi đã và đang nỗ lực huy động tối đa các nguồn lực để có thể vươn tới đích đảm bảo thời gian, tiến độ và thành công như mong muốn.

           

 

                                                                           Thúy Hằng

 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục