Phòng GD & ĐT thành phố kiểm tra, rà soát các khoản thu, chi năm học 2012 – 2013 tại trường mầm non Phương Lâm.

Phòng GD & ĐT thành phố kiểm tra, rà soát các khoản thu, chi năm học 2012 – 2013 tại trường mầm non Phương Lâm.

(HBĐT) - Năm học mới 2012 – 2013 đã bắt đầu, cùng với các địa phương trong tỉnh, thành phố Hòa Bình đang hối hả chuẩn bị cho lễ khai giảng. Đến thời điểm này, hầu hết các trường khối mầm non, tiểu học, THCS đã triển khai họp phụ huynh đầu năm. Câu chuyện đóng góp các khoản cho con em đến trường đang là chủ điểm “nóng” ở các khu dân cư, cơ quan, đơn vị.

 

Anh Hoàng Quang Thanh có con đang theo học lớp 2 tại một trường tiểu học trên địa bàn thành phố tâm sự: Đồng lương cán bộ, công chức chẳng nhiều nhặn gì. Gia đình anh gồm hai vợ chồng, một đứa con, lương cũng chỉ vừa đủ cho tiêu dùng hàng tháng. Vậy nên, khi vào năm học mới, gia đình anh khá chật vật lo lắng các khoản tiền đóng góp cho con. Có mặt cuộc họp phụ huynh đầu năm, anh càng rối bời hơn bởi danh sách thu liệt kê tới mười mấy khoản. Ngoài các khoản thu hộ, thu theo quy định, thu thỏa thuận còn có thêm khoản thu bàn bạc ?! Tính ra, với mười mấy khoản thu kể trên, số tiền phải nộp lên tới 2 triệu đồng. Nếu cộng thêm các khoản đầu năm học khác phải chi tiêu như sách giáo khoa, vở, cặp sách, đồng phục…, gia đình anh phải chuẩn bị 3 – 4 triệu đồng.

 

Gia đình chị Dương Thị Ngọc có 2 con đều đang lúc tuổi ăn, tuổi học, đứa vào đầu cấp, đứa học cuối cấp. Chia sẻ với chúng tôi, chị trăn trở nhiều bởi các khoản đóng góp đầu năm quá lớn so với thu nhập từ gánh hàng rau của gia đình. Chị đã tính cả đến nước cuối cùng là bán chó, bán gà để gom tiền đóng học cho con. Theo chị, các khoản thu đầu năm học này cũng tăng hơn so với năm học trước. Với những khoản thu theo quy định, chị không có ý kiến gì nhưng có một số khoản không những chị mà nhiều bậc cha mẹ học sinh thắc mắc đó là khoản thu bàn bạc như ủng hộ cơ sở vật chất, hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục… Đơn cử như khoản hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục có trường thu 30.000 đồng, có trường thu 50.000 đồng/tháng.

 

Hiện, nhiều trường trên địa bàn thành phố Hòa Bình đã triển khai tạm thu ngay khi diễn ra buổi họp phụ huynh. Một số bậc cha mẹ có điều kiện kinh tế hơn đã tiến hành nộp các khoản đóng góp. Đa số phụ huynh đang chạy lo tiền đóng học cho con em trước đầu tháng 9. Trở lại chủ điểm các khoản đóng góp cho con em dịp đầu năm học, chúng tôi đã trao đổi với ông Lý Hùng – Phó trưởng phòng GD & ĐT thành phố. Ông Hùng cho biết: Ngay từ tháng 5/2012, phòng đã có hướng dẫn số 217/HD – PGD & ĐT về thu các loại quỹ và các khoản đóng góp năm học 2012 – 2013 gửi các đơn vị trực thuộc phòng GD & ĐT thành phố, Ban đại diện cha mẹ học sinh các trường mầm non, tiểu học và THCS, yêu cầu các trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về thu, chi các loại quỹ theo quy định, các khoản thu hộ, thu thỏa thuận.

 

Trong đó, các khoản thu hộ gồm tiền mua bảo hiểm thân thể, bảo hiểm y tế; Các khoản thu theo quy định gồm tiền học phí (đối với học sinh trường mầm non và trường THCS), quỹ hội CTĐ chỉ thu đối với giáo viên là hội viên chi hội CTĐ, quỹ Đội và Đoàn phí đối với học sinh là đoàn viên; Các khoản thu thỏa thuận gồm quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh, quỹ hỗ trợ trả tiền điện, nước sinh hoạt của học sinh, quỹ hỗ trợ bảo vệ, hỗ trợ lao động vệ sinh, hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài biên chế. Với tiền học thêm, lập kế hoạch thu, chi theo Quyết định số 17/QĐ – UBND ngày 27/3/2009 về việc tổ chức dạy thêm, học thêm tại các trường. Về trang phục, đồng phục học sinh, các trường thông báo cụ thể và công khai về mẫu, giá cả và các yêu cầu cần thiết khác để cha mẹ học sinh tự mua sắm, hoặc có thể thỏa thuận với cha mẹ học sinh về các phương thức khác nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ cho hoạt động giáo dục.

 

Điểm đáng chú ý tại hướng dẫn số 217/HD – PGD & ĐT là các trường không được mở các loại quỹ bao gồm quỹ khen thưởng, quỹ hỗ trợ tài năng, khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ cảnh quan, mua bàn ghế, chăm sóc cây cảnh, hỗ trợ chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục… Tất cả các loại quỹ nêu trên, hiệu trưởng và kế toán nhà trường chủ động lập dự toán thu chi, sau khi thỏa thuận với Ban đại diện cha mẹ học sinh trình lên phòng GD & ĐT đến khi được phê duyệt, các trường mới tổ chức thực hiện. Hướng dẫn cũng yêu cầu các trường nghiêm túc thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện cho giáo dục và đào tạo, nghiêm cấm lạm thu dưới bất kỳ hình thức nào.

 

Ông Hùng nhấn mạnh: Theo quy trình, các trường sẽ họp dự kiến các khoản, làm báo cáo gửi UBND phường, xã, tiếp đó chuyển lên phòng GD & ĐT thành phố. Tuy nhiên, đến ngày 30/8, phòng vẫn chưa ký bất cứ tờ trình Quyết định thu các khoản tiền trong năm học 2012 – 2013 cho trường học nào trên địa bàn. Công tác thanh, kiểm tra toàn diện, xem xét hồ sơ kế toán sẽ được triển khai rà soát nhằm chấn chỉnh tình trạng lạm thu. Trường hợp hiệu trưởng và cá nhân liên quan của đơn vị vi phạm quy định trong hướng dẫn  số 217 phải chịu trách nhiệm và các hình thức kỷ luật theo quy định.

                                                                                              

 

                                                                                  P.V

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục