Nhà máy sản xuất chiếu trúc và ván ghép thanh bằng tre tại xã Chiềng Châu (Mai Châu) tạo việc làm cho hơn 300 lao động địa phương. Ảnh: B.M

Nhà máy sản xuất chiếu trúc và ván ghép thanh bằng tre tại xã Chiềng Châu (Mai Châu) tạo việc làm cho hơn 300 lao động địa phương. Ảnh: B.M

(HBĐT) - Triển khai Đề án 1956 của Chính phủ, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Hoà Bình”. Qua khảo sát, thống kê năng lực của 24 cơ sở đào tạo dạy nghề, nhu cầu tiếp nhận của trên 1.700 DN trên địa bàn cho thấy, nhu cầu đào tạo nghề hàng năm bình quân của tỉnh 11.000 lao động. Mục tiêu tổng quát giai đoạn 2011-2020 sẽ đào tạo 110.000 lao động.

 

Để thực hiện mục tiêu này, hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai khá đa dạng. Đối với đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo QĐ 1956 của Thủ tướng Chính phủ, trong 3 năm triển khai đề án, tỉnh ta đã tổ chức được gần 300 đào tạo nghề cho 8.549 người, số lao động sau đào tạo có việc làm đạt 75%, xây dựng được nhiều mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn tại tất cả các huyện. 

 

Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo QĐ 1956 của Thủ tướng Chính phủ, trong 3 năm triển khai đề án, tỉnh ta đã tổ chức được gần 300 lớp đào tạo nghề cho 8.549 người, số lao động sau đào tạo có việc làm đạt 75%, xây dựng được nhiều mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn tại tất cả các huyện.

 

Riêng năm 2012, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã mở được 107 lớp đào tạo nghề cho gần 3.000 lao động nông thôn tập trung vào các ngành nghề chủ yếu như làm chổi chít, dệt thổ cẩm, chẻ tăm, mành; lĩnh vực nông nghiệp như trồng nấm, kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, sửa chữa máy nông nghiệp. Qua khảo sát tại các địa phương, ban chỉ đạo thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã chỉ đạo các cơ sở dạy nghề trong tỉnh chọn một số ngành nghề làm mô hình thí điểm phù hợp với đặc trưng vùng, miền như chăn nuôi lợn bản địa, nuôi cá lồng trên lòng hồ, trồng cây có múi, thêu, dệt thổ cầm... bước đầu thu hút được nhiều lao động tham gia học tập.

 

Điển hình là huyện Kỳ Sơn đã  tận dụng  lợi thế về TTCN như SX chổi chít, mây - tre đan của huyện để tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động. Chia sẻ về điều này, chị Nguyễn Thị Xuyên, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Nét mới của hoạt động dạy nghề năm nay là hướng vào đối tượng người lao động tại chỗ. Vì vậy, huyện kêu gọi sự hỗ trợ của một số DN trên địa bàn như Công ty TNHH Minh Thắng, SanDa... vừa tham gia dạy nghề, vừa nhận công nhân và bao tiêu sản phảm cho người lao động. Về lâu dài, huyện cũng mở rộng thu hút đầu tư để giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động.

 

Theo đánh giá của BCĐ Đề án 1956 tỉnh, trong 3 năm qua, các cấp chính quyền địa phương, ngành và người dân đã có chuyển biến về nhận thức trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn; huy động được các nguồn lực của xã hội tham gia vào công tác đào tạo nghề và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề. Đặc biệt, các huyện: Đà Bắc, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Thủy đã chủ động làm tốt công tác điều tra, khảo sát sơ bộ tình hình lao động nông thôn trên địa bàn huyện, tổ chức tốt các lớp đào tạo nghề, qua đó góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở địa phương. Nhiều hộ gia đình có người học nghề đã có việc làm, không ít lao động nông thôn đã tận dụng được thời gian nông nhàn để SX, làm các nghề phi nông nghiệp, tăng thu nhập, ổn định đời sống. Tuy nhiên, công tác phối hợp giữa các ngành chức năng trong quá trình thực hiện đề án còn chậm và chưa đồng bộ, việc tổ chức SX, giải quyết việc làm sau dạy nghề gặp nhiều khó khăn, cơ sở, trang thiết bị cho dạy nghề còn yếu. Trong giai đoạn 2013 - 2015, tỉnh ta dự kiến đào tạo nghề cho 28.000 lao động, trong đó, 10.000 lao động theo chương trình 1956, đào tạo cho 2.000 cán bộ, công chức xã và nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh lên 45%, tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm chiếm 80%. Tỉnh ta cũng đã đưa ra một số kiến nghị bổ sung TT Dạy nghề các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Mai Châu là TT dạy nghề thuộc huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 30 - 50% với mức hỗ trợ đầu tư 12.500 triệu đồng/trung tâm. Cấp kinh phí hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho lao động nông thôn và có chính sách hỗ trợ cho người lao động sau học nghề và bao tiêu sản phẩm đầu ra.

 

Theo kế hoạch, trong năm 2013, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, tỉnh ta đã dành 3.740,87 triệu đồng cho dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tập trung vào 3 nội dung chính gồm: điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh (dự kiến tổ chức 432 cuộc điều tra khảo sát); hỗ trợ học nghề thường xuyên cho 35 lớp trong toàn tỉnh với kinh phí trên 2,8 tỉ đồng (khoảng 3-4 lớp/huyện), bình quân 30 người/lớp chủ yếu về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất giống một số loài cá nước ngọt cho nông dân và hỗ trợ mua sắm trang thiết bị dạy nghề với kinh phí 500 triệu đồng. Ngoài ra, tỉnh còn đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý cho khoảng 1.000 lượt cán bộ, công chức xã... Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ chú trọng đào tạo nghề theo địa chỉ, các nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp gắn kết đào tạo nghề cho lao động nông thôn với xây dựng NTM.

 

 

 

 

                                                                             Đinh Thắng

 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục