Nhờ nguồn vốn của Chương trình 135, trường TH Do Nhân (Tân Lạc) đã được đầu tư xây mới khang trang.

Nhờ nguồn vốn của Chương trình 135, trường TH Do Nhân (Tân Lạc) đã được đầu tư xây mới khang trang.

(HBĐT) - Tân Lạc hiện có 7 xã, 18 xóm nằm trong Chương trình 135 giai đoạn 3. Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của chương trình 135, cơ sở vật chất trên địa bàn huyện đã cơ bản được cải thiện.

 

Thực hiện Chương trình 135, huyện Tân Lạc đã đầu tư xây dựng được 26 công trình, vốn thực hiện trên 22 tỉ đồng, chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, trong đó, đầu tư xây dựng 16 công trình đường giao thông nông thôn, 4 nhà sinh hoạt cộng đồng, còn lại là các công trình phụ trợ trường học và 2 công trình nước sinh hoạt theo nguồn vốn 134 kéo dài. Ngoài ra, các xã cũng đã tiến hành duy tu, bảo dưỡng 39 công trình với tổng số vốn hơn 650 triệu đồng. Các công trình đầu tư xây dựng sau khi bàn giao đưa vào quản lý, vận hành khai thác đều phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống, làm thay đổi bộ mặt nông thôn...

 

Ông Lê Mạnh Hùng, Trưởng phòng Dân tộc huyện Tân Lạc cho biết: Điều khó khăn hiện nay là việc triển khai các dự án sao cho hiệu quả và phù hợp, đặc biệt là với các công trình do xã làm chủ đầu tư. Chính vì vậy, trong quá trình triển khai, BQL dự án 135 các cấp luôn thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ, công khai, phát huy sự tham gia giám sát của nhân dân trong cộng đồng nhằm thực hiện tốt chương trình, dự án trên địa bàn huyện. Công tác điều hành luôn đảm bảo nhân dân được bàn bạc, lựa chọn đầu tư các hạng mục công trình, mô hình, dự án, bình chọn hộ được tham gia, hưởng lợi. Từ đó giúp cho lựa chọn thứ tự ưu tiên đúng nguyện vọng nhân dân, sát với thực tế địa phương, từ đó, việc triển khai thực hiện Chương trình 135, các dự án chính sách dân tộc giai đoạn vừa qua đạt hiệu quả, đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, không có sự thất thoát vốn.

 

Bên cạnh đó, thực hiện tốt nguyên tắc xã có công trình, dân có việc làm tăng thu nhập nên động viên, khuyến khích người dân nhiệt tình tham gia xây dựng các chương trình, dự án. Đặc biệt là các dự án về tu sửa, bảo dưỡng công trình. Trình độ quản lý Nhà nước của cán bộ cấp xã, xóm được nâng lên rõ rệt, nhất là trình độ quản lý trong kinh tế, quản lý trong đầu tư xây dựng, công tác kiểm, tra giám sát chất lượng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã. Nhân dân hiểu biết và áp dụng các tiến bộ KHKT vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp đã dần đem lại hiệu quả năng suất, chất lượng sản phẩm của chính bà con làm ra. Các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Chương trình 135 đã được đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả tốt. Từ kết quả của các chương trình, dự án, đến nay, huyện có bước phát triển khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đời sống vật chất, tinh thần trong nhân dân được cải thiện, phát triển kinh tế gia đình góp phần làm hộ đói giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn hơn 26%, bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới.  

 

Trong năm 2013, huyện được giao 10,62 tỉ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã ĐBKK, trong đó 9,7 tỷ đồng để đầu tư xây mới công trình và 920 triệu đồng để duy tu, bảo dưỡng. Có thể nói, Chương trình 135 đã thực sự làm đổi thay cơ bản bộ mặt nông thôn huyện Tân Lạc, bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả và sự nỗ lực vươn lên của các xã, xóm vùng đặc biệt khó khăn.

 

 

                                                                Đinh Hoà

 

 

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục