Nhà cách trường gần chục km, các em học sinh xóm Lầm Trong (xã Nuông Dăm, huyện Kim Bôi) vẫn ngày ngày đi bộ tới trường để nuôi dưỡng những ước mơ chưa thành hiện thực.

Nhà cách trường gần chục km, các em học sinh xóm Lầm Trong (xã Nuông Dăm, huyện Kim Bôi) vẫn ngày ngày đi bộ tới trường để nuôi dưỡng những ước mơ chưa thành hiện thực.

(HBĐT) - Còn ít ngày nữa là khai giảng năm học mới. Trái ngược với đôi mắt sáng bừng háo hức của đứa con gái nhỏ, lòng dạ người cha đang rối bời vì chưa lo đủ khoản tiền sắp phải đóng đầu năm. Đến cuối tháng 9 nhà mới bán được ngô mà giá ngô dạo này đang hạ…

 

Anh Tiến lẩm bẩm tính cộng các khoản bắt buộc hơn 1 triệu đồng phải đóng đầu năm học mới, vợ chồng anh Tiến thường dự tính trông vào vụ ngô hè - thu nên năm nay cũng như mấy năm trước, nhà anh trồng ngô trà phải chi dịp đầu năm học mới. Cả tiền đóng cho nhà trường lẫn tiền mua sắm riêng cho con gái, tằn tiện lắm cũng phải hơn 2 triệu đồng. Hộ nhà anh Tiến thuộc diện kinh tế trung bình trong thôn và quả thực đây là khoản tiền không hề nhỏ. Cũng may mà có ruộng ngô sắp cho thu hoạch, áp lực học phí đầu năm nhờ thế mà bớt nặng đi nhiều.

 

Bằng giá nào, nghèo đến đâu cũng phải cho con đi học – đó là điều chị Bùi Thị Thơ (tổ 20, phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình) nung nấu từ khi... còn là một đứa trẻ chưa học hết lớp 8 cho đến nay, khi con trai chị sắp bước vào ngưỡng cửa lớp 12. Chị kể, quê chị là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy. Ngày xưa, bố mẹ chỉ có hai đứa con nhưng vì quá nghèo nên phải để đứa con gái lớn là chị nghỉ học từ năm lớp 7. Đứa em trai được bố mẹ cố lo liệu cho học hết lớp 12. Mặc dù thi đỗ một trường cao đẳng sư phạm nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, nó đành bỏ dở giấc mơ học hành để cùng cả nhà xoay sở với gánh nặng cơm áo gạo tiền, chị và em trai hiện nay đều là công nhân, ly nông, ly hương rời quê nghèo lên sinh sống làm việc ở thành phố Hòa Bình. Cuộc sống càng chật vật bao nhiêu, chị Thơ càng thấm thía bấy nhiêu nỗi thiệt thòi của những đứa trẻ không được học hành đến nơi, đến chốn. Chị trở thành một người mẹ nghiêm khắc, thậm chí hà khắc khi nuôi dạy con. Rút ruột, rút gan từ cuộc đời mình, chị không cho phép con trai chùn bước trên con đường học vấn, bởi với chị, đó là thất bại đau đớn nhất và khiến con người ta sau này phải hối hận nhất.

 

Như để bù đắp khoảng trống trong tuổi thơ của mẹ, Dương – con trai chị, rất tu chí học hành. Cháu đang hướng về năm học cuối cấp với một ước mơ đã nung nấu có lẽ là từ tuổi thơ nhọc nhằn của mẹ. Dương bảo: “Cháu sẽ thi vào khoa Toán, Đại học Sư phạm I Hà Nội. Vì trở thành thầy giáo dạy toán không chỉ là ước mơ của cháu mà còn là ước mơ dang dở của mẹ. Năm nay, nhất định cháu sẽ thực hiện được ước mơ đó”.

 

Hai chữ “ước mơ” của Dương chợt khiến tôi phấn chấn lạ thường. Người lớn thường phải lao đầu vào công việc để kiếm tiền đầu tư cho con cái ăn học.  Từng đồng đóng học phí cho con đến trường chất chứa bao nhiêu mồ hôi, công sức của cha mẹ. Vì vậy, “học phí” vun đắp nên những ước mơ của con không phải là những đồng tiền vô tri, vô giác mà là tình yêu thương, là niềm tin tưởng,  sự kỳ vọng của cha mẹ đặt trọn vẹn vào con cái. Lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, các em học sinh hãy biết ấp ủ trong trái tim mình những ước mơ. Những ước mơ biết nhuốm màu lam lũ của mẹ, biết in hằn nếp nhăn như vầng trán của cha. Quả thực, tôi luôn tin rằng những người biết ước mơ thì không hề biết nghèo khó, vì mỗi người đều giàu có như chính ước mơ của mình vậy. Còn ít ngày nữa là khai giảng năm học mới. Cùng với tiếng trống khai trường rộn rã, hàng nghìn, hàng vạn, hàng triệu ước mơ của các thế hệ học sinh hôm nay cũng sẽ bay lên trời cao. Những ước mơ căng tràn sức sống của thời đại, tự do như gió, bát ngát như trời xanh, vươn tới những tương lai rạng rỡ.

 

 

                                                                  Thu Trang

 

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục