Nhân dân xóm Tân Vượng, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) phát triển chăn nuôi trâu bò theo hướng hàng hóa.

Nhân dân xóm Tân Vượng, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) phát triển chăn nuôi trâu bò theo hướng hàng hóa.

(HBĐT) - Huyện Tân Lạc có 23 xã, thị trấn với diện tích đất tự nhiên 53.204,75 ha, dân số 82.456 người, trong đó, dân tộc Mường chiếm 85%, dân tộc Kinh là 14%, còn lại là các dân tộc khác. Đến nay, tổng số lao động trong độ tuổi trên địa bàn huyện khoảng 52.293 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 30,4%. Năm 2013, theo chỉ tiêu của tỉnh, huyện đào tạo nghề cho 1.400 lao động. Huyện phấn đấu đến hết năm 2013 đạt 2.000 lao động được đào tạo nghề.

 

Đồng chí Cao Thị Nụ, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Lạc cho biết: Căn cứ vào chỉ tiêu được giao, ngay từ đầu năm, huyện đã xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức triển khai công tác lao động việc làm và dạy nghề đảm bảo tiến độ đề ra. Trong quá trình triển khai thực hiện thường xuyên thông báo kế hoạch đào tạo nghề, tuyển lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên các phương tiện thông tin đại chúng để người lao động lựa chọn; đẩy mạnh xúc tiến tạo việc làm và tư vấn xuất khẩu lao động. Kết quả, từ đầu năm đến nay, huyện đã phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh tổ chức thành công phiên giao dịch việc làm lần thứ nhất tại xã Đông Lai. Tham gia sàn giao dịch có sự tham gia của 49 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, thu hút 530 người lao động trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện. Qua phiên giao dịch đã có 152 lao động được tuyển dụng. Năm 2013, thị trường xuất khẩu lao động của huyện được khởi sắc trở lại. Một số doanh nghiệp có uy tín được Sở LĐ-TB&XH về các địa bàn để giới thiệu, tư vấn, trong đó, chủ yếu là các thị trường Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Ma Cao. Tính đến hết 6 tháng đầu năm, đã có 150 lao động đăng ký đi xuất khẩu lao động nước ngoài, trong đó có trên 30 lao động được xuất cảnh. Trong 6 tháng, huyện phối hợp với các chương trình tư vấn và tạo việc làm cho 950 lao động có việc làm mới, đạt 63% chỉ tiêu tỉnh giao.

 

Về công tác đào tạo nghề, quy mô dạy nghề ngày càng mở rộng, chất lượng được nâng cao và mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, nhất là những người thuộc các xã vùng sâu, cao, xa, đặc biệt khó khăn. Triển khai Đề án 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động đến năm 2020, huyện đã khai giảng nghề 7 lớp với 145 học viên tham gia, đạt 54,7% kế hoạch đã phê duyệt. Trong đó, chủ yếu là các ngành nghề phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng trọt, sửa chữa máy nông cụ. Bên cạnh công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm, các hộ nghèo được tạo điều kiện thuận lợi vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. Trong 6 tháng đã có trên 5.000 lượt hộ nghèo được vay vốn  từ Ngân hàng CSXH. Từ đó, nhiều lao động nông thôn, các hộ gia đình nghèo, hộ chính sách đã có việc làm, thu nhập ổn định. Đặc biệt nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu với nhiều mô hình kinh tế mới như mô hình trồng mía tím ở các xã Phú Vinh, Trung Hòa, Mỹ Hòa và Lỗ Sơn... Một số mô hình chăn nuôi lợn nái, nuôi gà thả vườn, ngan thịt ở các xã Địch Giáo, Phong Phú, Lỗ Sơn... Trên địa bàn huyện có một số mô hình như HTX Vọng Ngàn, HTX Suối Hai với nghề dệt thổ cẩm truyền thống  đem lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Mường.

 

 

                                                                              H. L

 

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục