Em Đinh Thị Huyền, lớp 7A là người đầu tiên của trường THCS Ngòi Hoa đạt giải ba môn tiếng Anh tại kỳ thi HSG cấp huyện Tân Lạc.

Em Đinh Thị Huyền, lớp 7A là người đầu tiên của trường THCS Ngòi Hoa đạt giải ba môn tiếng Anh tại kỳ thi HSG cấp huyện Tân Lạc.

(HBĐT) - Con đường nhựa được đưa vào sử dụng từ năm 2010 chạy dài đến xã vùng hồ nhiều gian khó Ngòi Hoa (Tân Lạc) như đưa luồng sinh khí mới cho mảnh đất vốn khó khăn này. Đến Ngòi Hoa dịp này đúng dịp tiết trời đang se lạnh, khoác trên mình 2-3 chiếc áo mà răng, môi va cầm cập, ấy thế mà nhiều học sinh vẫn phong phanh khoác trên mình những chiếc áo mỏng tang.

 

Vẫn còn nhiều lắm những khó khăn

 

Chúng tôi đến thăm trường THCS Ngòi Hoa khi thầy, trò đang hăng say bên những bài giảng. Cô Hà Thị Phương, Hiệu phó, người đã gắn bó hơn chục năm nay với trường cho biết: Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của Phòng GD-ĐT huyện và chính quyền xã nên cở sở vật chất của trường đã khang trang hơn, điều kiện dạy và học được cải thiện. Cả trường có 4 lớp, tổng cộng 74 học sinh, 100% là người dân tộc Mường. Khắc phục những khó khăn, trong năm học 2012-2013, thầy và trò nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định: 100% học sinh đạt hạnh kiểm tốt, khá; tỷ lệ học sinh học lực khá chiếm 29,7%, học sinh giỏi chiếm 6,7 %. Đặc biệt, đây là năm đầu tiên trường có học sinh đi thi HSG cấp huyện đạt giải ba môn tiếng Anh của em Đinh Thị Huyền, lớp 7.

 

Về khối giáo viên, 100% giáo viên đạt chuẩn về chuyên môn, trong đó gần 50% vượt chuẩn; có 4 GV dạy giỏi cấp huyện, còn lại đều dạy giỏi cấp trường. Để nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường thường xuyên phát động, hưởng ứng và tham gia các phong trào thi đua của ngành như: CVĐ “Hai không”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,  “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

 

Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, đó là chuyện thiếu nước sinh hoạt; cơ sở vật chất đã xuống cấp, đặc biệt là dãy nhà ở của giáo viên có 2 phòng bị dột, một số thiết bị dạy học cũ hỏng hóc chưa được thay thế, khuôn viên trường cũng chưa được trang trí, sửa sang vì thiếu kinh phí.

 

Cô Bùi Thị Đảm, Chủ tịch Công đoàn trường chia sẻ: Đa số hoàn cảnh gia đình các em còn rất nghèo. Mặc dù đã có đường nhựa dẫn vào trung tâm xã nhưng ở các thôn, bản đi lại rất khó khăn. Hàng ngày, nhiều em phải dậy từ 5h để bơi thuyền qua hồ, cuốc bộ đến trường cho kịp giờ học. Có những hôm phải ở lại học cả ngày, gia đình không có tiền nên thầy, cô phải bỏ tiền mua mỳ tôm cô, trò cùng ăn; mùa đông rét mướt các em chỉ khoác trên mình những chiếc áo cũ rách, mỏng manh.

 

 

Nghị lực vượt khó để hiện thực hóa những ước mơ

 

Khó khăn là vậy nhưng thật ấm lòng khi lắng nghe những câu chuyện về tình thầy, trò nơi đây và những tâm sự của những cô, cậu học trò hồn nhiên, trong sáng chia sẻ về ước mơ được đi học để đưa cái chữ về phục vụ bản làng của mình.

 

“Em muốn sau này trở thành bác sỹ vì ở xóm em còn nhiều người mắc bệnh mà xã lại chưa có nhiều bác sỹ giỏi” - Đó là chia sẻ về ước mơ trong tương lai của em Đinh Thị Huyền, lớp 7 người đạt giải ba tiếng Anh cấp huyện năm học vừa qua. Cô bé có hoàn cảnh khó khăn, gia đình em thuộc diên hộ nghèo. Em có vóc dáng nhỏ nhắn như học sinh lớp 4, đôi mắt sáng, hơi rụt rè, em tâm sự: lớp 1, em đạt học sinh tiên tiến, lớp 2,3 em không được nhưng từ lớp 4 đến giờ em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi; hàng ngày em phải đi bộ hơn 5 km  đến trường học. Ngoài những giờ học trên lớp, em đi cắt cỏ cho cá, dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm giúp đỡ bố mẹ. 

 

Chia sẻ về giải ba môn tiếng Anh cấp huyện, em cho biết: Bí quyết để học tốt tiếng Anh là ngoài giờ học trên lớp, em học thêm ở nhà, tham khảo cách học của các anh, chị lớp trên.

 

Cũng như em Huyền, em Bùi Thị Chính cũng là một tấm gương sáng về nghị lực vượt khó với thành tích 9 năm liền đạt học sinh tiên tiến (riêng lớp 3, lớp 5 đạt học sinh giỏi). Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng em luôn cố gắng học tập tốt, giúp đỡ bố mẹ những lúc không đến trường. Em chia sẻ: “Sắp tới em sẽ tham gia thi máy tính bỏ túi và em mơ ước sau khi tốt nghiệp THCS em sẽ thi đỗ vào trường PT DTNT của tỉnh để có môi trường học tập tốt hơn, bố mẹ đỡ phải lo tiền ăn học cho em. Em muốn trở thành giáo viên để dạy cho các em nhỏ ở xã mình”. Đôi mắt em sáng lên khi thổ lộ về ước mơ của mình.

 

Không chỉ có Huyền và Chính, ở ngôi trường này còn rất nhiều những những tấm gương về nghị lực vượt khó, tinh thần hiếu học. Trong đó phải kể đến đội ngũ thầy, cô giáo tâm huyết với nghề, yêu học sinh như con và những đôi chân không biết mệt mỏi hàng ngày vẫn bước đi trên những con đường mòn để đến với con chữ nơi vùng cao.

 

         

                                                             Cao Viết Đào

                                               (Báo in K31A1, HV BC&TT)

 

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục