Các  cấp uỷ, chính quyền xã Lạc Lương và ngành GD&ĐT huyện Yên Thuỷ gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, chất lượng hoạt động của các trường trên địa bàn.

Các cấp uỷ, chính quyền xã Lạc Lương và ngành GD&ĐT huyện Yên Thuỷ gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, chất lượng hoạt động của các trường trên địa bàn.

(HBĐT) - Dù chưa phải là huyện mạnh về phát triển kinh tế, nhưng Yên Thuỷ được biết đến là nơi giàu truyền thống hiếu học và có phong trào GD&ĐT. 2 năm gần đây (2012-2013), ngành GD&ĐT huyện xếp ở vị trí thứ 3/11 huyện, thành phố, được UBND tỉnh tặng bằng khen vì có những đóng góp vào bước phát triển KT-XH. Điểm nhấn quan trọng là huyện đã huy động các nguồn lực để thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.

 

Xã Lạc Lương thuộc vùng 135, nhưng đây được biết đến là nhân tố mới về GD. Đồng chí Bùi Văn Phầy, Chủ tịch UBND xã cho biết: Dù còn khó khăn về đời sống kinh tế, nhưng bà con rất chú trọng việc học của con em mình. Gần 10 năm nay, xã có phong trào “Tiếng trống khuyến học”, tạo ý thức học tập tốt của con em. Các bậc phụ huynh và Đoàn xã đã đóng góp hàng trăm ngày công để cải tạo sân bãi làm sân chơi, bãi tập cho các em. Cô giáo Nguyễn Thị Loan, Hiệu trưởng trường MN Lạc Lương cho biết: Trong hành trình trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia, nhà trường đã nhận được sự quan tâm, đầu tư của toàn dân. Các xóm đã  quyên góp, ủng hộ 94 triệu đồng để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập cho các cháu. Ông Quách Tất Vở, xóm Yên Tân hiến trên 1.000 m2 để mở mang chi MN. Ngoài trường trung tâm, 4 chi trường lẻ đều có từ 3 - 4 cụm đồ chơi ngoài trời (trị giá 29 triệu đồng do bà con đóng góp). Chi ở xóm Lương Cao đầu tư hàng chục triệu đồng làm nhà vệ sinh cho các cháu.

 

Không chỉ xã Lạc Lương mà nhiều xã, thị trấn khác như Hữu Lợi, Đoàn Kết, Yên Trị, Hàng Trạm, Yên Lạc cũng có nhiều hoạt động thiết thực trong công tác xã hội hoá giáo dục. Ở xã Hữu Lợi, ông Bùi Văn Cạp, xóm Rại đã hiến 1.500 m2 mở rộng trường lớp. Nhiều năm qua, xã Yên Trị luôn có sự quan tâm, chăm lo thiết thực đối với sự nghiệp GD, có những hỗ trợ tích cực đối với giáo viên MN diện hợp đồng. Trong nhiều hạng mục để trường MN Yên Trị đạt chuẩn trường chuẩn quốc gia, có đóng góp, hỗ trợ tích cực của các hộ dân. Trong đó, khu vườn cổ tích (trị giá 200 triệu đồng) đều do nhân dân trên địa bàn chung tay xây dựng. Hiện nay, Yên Trị đã có 2 trường chuẩn quốc gia (tiểu học và MN), được trao Huân chương Lao động hạng ba và trường THCS đang trong lộ trình để được công nhận đạt chuẩn vào thời gian tới. Trên địa bàn huyện, nhiều doanh nghiệp, nhà hảo tâm tiêu biểu đã đồng hành cùng GD&ĐT huyện như ông Hoàng Công Đoài, bà Hà Thị Hoa (thị trấn Hàng Trạm). Từ năm 2010-2014, ông Hoàng Công Đoài, Giám đốc Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Nam Ninh đã ủng hộ cho các hoạt động GD được khoảng 500 triệu đồng (trao học bổng, tặng tivi, máy tính, cơ sở vật chất, thiết bị trường lớp...), ông đã được UBND tỉnh, T.Ư Hội Khuyến học Việt Nam trao bằng khen...

 

Do công tác xã hội hoá giáo dục có sự lan toả mạnh mẽ đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng GD&ĐT của huyện. Hiện nay, huyện đã có 14 trường chuẩn quốc gia (3 trường MN, 9 trường tiểu học, 2 trường THCS). Năm nay, có khả năng tăng thêm 2 trường chuẩn vào thời gian tới. Chất lượng giáo dục mũi nhọn và đại trà được cải thiện đáng kể. Năm 2013, huyện có 596 HS giỏi cấp huyện; có 92 đoạt giải HS giỏi cấp tỉnh (3 giải nhất, 16 giải nhì, 37 giải ba) và 2 em đoạt HCĐ ô-lim-píc quốc gia. Năm học 2013-2014, tại kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện đã có 136 học sinh tiểu học và 289 học sinh THCS đoạt giải. Từ đó, huyện đã có các đội tuyển tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh (lớp 5, lớp 9).

 

 

 

                                                                                    Bùi Huy

 

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục