Các học viên được đào tạo nghề điện đang thực hành trên các thiết bị đồng bộ, hiện đại tại Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm (Bộ CHQS tỉnh).

Các học viên được đào tạo nghề điện đang thực hành trên các thiết bị đồng bộ, hiện đại tại Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm (Bộ CHQS tỉnh).

(HBĐT) - Bên cạnh nhiệm vụ thực hiện chính sách đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ (BĐXN), Trung tâm Dạy nghề và giới thiệu việc làm (Bộ CHQS tỉnh) đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo nghề sát với yêu cầu, nhiệm vụ, phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu học nghề ở địa phương. Trong đó, đã chú trọng mở rộng đào tạo nghề cho địa bàn các xã vùng sâu, xa, ĐBKK trên địa bàn tỉnh.

 

Theo thống kê, trong giai đoạn 2003 - 2013, Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm (Bộ CHQS tỉnh) phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh tổ chức đào tạo nghề miễn phí cho 3.038 lượt lao động nông thôn tại địa bàn các xã vùng sâu, xa, vùng ĐBKK với tổng kinh phí trên 1,6 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều chương trình đào tạo đã phát huy hiệu quả cao trong phát triển KT-XH như chương trình phối hợp giữa Trung tâm với Sở NN&PTNT và Hội Nông dân tỉnh tổ chức mở các lớp dạy nghề KN-KL cho 1.450 học viên; phối hợp với Trung tâm giống cây trồng tỉnh tổ chức bồi dưỡng và chuyển giao kỹ thuật trồng giống ngô lai HQ2000 trên đất đồi dốc cho 240 học viên tại các xã Lũng Vân, Bắc Sơn (Tân Lạc); phối hợp với Trung tâm Khuyến công tỉnh tổ chức dạy và khôi phục nghề rèn truyền thống cho 120 học viên tại 2 xã Hang Kia và Pà Cò (Mai Châu); phối hợp với Chi cục ĐC-ĐC tỉnh tổ chức dạy nghề sửa chữa xe máy, nghề chẻ tăm mành và làm chổi chít xuất khẩu cho 230 học viên tại các xã Phú Cường (Tân Lạc), Đú Sáng (Kim Bôi), Quý Hòa (Lạc Sơn), Toàn Sơn (Đà Bắc); phối hợp với Trung tâm dạy nghề Hội Nông dân tỉnh tổ chức mở lớp đào tạo nghề cho 278 học viên nghề mây -  tre đan và chẻ tăm mành xuất khẩu tại các xã Nam Sơn (Tân Lạc), Ngọc Sơn (Lạc Sơn), Tân Minh (Đà Bắc), Phúc Sạn (Mai Châu)... Đặc biệt, từ năm 2010 đến nay, thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ về dạy nghề cho lao động nông thôn, Trung tâm đã phối hợp với Ban CHQS huyện Kỳ Sơn và Ban CHQS huyện Tân Lạc tổ chức dạy nghề nghề sửa chữa xe máy và hàn điện, hàn công nghệ cao cho 190 học viên ở các xã Do Nhân, Địch Giáo (Tân Lạc), xã Độc Lập, Phúc Tiến, Hợp Thành, Phú Minh, Dân Hòa, Mông Hóa (Kỳ Sơn). Sau khi đào tạo, các học viên được tư vấn, giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp và đi xuất khẩu lao động, đạt tỷ lệ hơn 82%. Bên cạnh đó, hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng NTM”, Trung tâm đã phối hợp với Ban CHQS thành phố Hòa Bình tổ chức dạy nghề sửa chữa xe máy và tin học văn phòng cho 122 học viên là đối tượng lao động thuộc diện chính sách, con thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng, con bộ đội, bộ đội phục viên, bộ đội xuất ngũ, người dân tộc thiểu số là lao động nông thôn...        

 

Để có được những kết quả trên, Trung tâm luôn chú trọng tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề có trình độ. Tính đến nay, 100% cán bộ quản lý của Trung tâm có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, 80% giáo viên dạy nghề có trình độ đạt chuẩn và có chứng chỉ sư phạm dạy nghề. Cùng với đó, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, học tập từng bước được đồng bộ hóa. Nhờ vậy, đã tích cực góp phần nâng cao chất lượng công tác dạy nghề. Học viên sau đào tạo nghề đều có thể đảm nhiệm tốt các công việc được phân công.                          

 

 

                                                                                MH

 

 

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục