Năm 2013, Công ty may Việt - Hàn tại xã Đông Lai (Tân Lạc) tạo việc làm cho khoảng 300 lao động địa phương.

Năm 2013, Công ty may Việt - Hàn tại xã Đông Lai (Tân Lạc) tạo việc làm cho khoảng 300 lao động địa phương.

(HBĐT) - Đồng chí Cao Thị Nụ, Trưởng phòng LĐ - TB&XH huyện Tân Lạc cho biết: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được sự quan tâm chỉ đạo, sự vào cuộc tích cực của các ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện Tân Lạc.

 

Năm 2013, huyện đã phối hợp với Trung tâm dạy nghề mở được 13 lớp dạy nghề cho 265 lao động nông thôn (LĐNT) với các nghề: trồng cây có múi, trồng nấm, nuôi gà thả vườn, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi lợn Mường... đối tượng được học tập trung lao động nông thôn chưa qua đào tạo, hoặc chưa có việc làm, việc làm không ổn định, đối tượng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách, thuộc vùng khó khăn...  

Để bảo đảm đầu ra cho các học viên, phòng LĐ - TB&XH đã ký kết hợp đồng 3 bên với các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp nhằm giải quyết việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp bằng nhiều hình thức như tuyển dụng theo nhu cầu của doanh nghiệp hoặc bao tiêu sản phẩm cho người học nghề. Hiện tại, huyện đã ký hợp đồng cung cấp lao động đã qua đào tạo nghề may Công nghiệp với Công ty may Việt - Hàn, năm qua đã cung cấp cho Công ty trên 300 lao động và ký kết hợp đồng với HTX Vọng Ngàn cung cấp 130 lao động nữ. Theo thống kê của phòng, có khoảng 70% lao động sau đào tạo nghề tìm được việc làm ổn định tại các doanh nghiệp hoặc tại các gia đình với các mô hình sản xuất cây công nghiệp, nông nghiệp. Từ nguồn vay vốn giải quyết việc làm của quỹ quốc gia về việc làm đã cho các dự án vay trên 1 tỷ đồng, nhờ đó 36 lao động được tạo việc làm từ các mô hình nuôi gà thả vườn, trồng cây có múi, trồng mía tím.  

Hàng năm, huyện đã tổ chức được phiên giao dịch việc làm tại các xã vùng cao, sâu giúp nông dân tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi đào tạo nghề. Nhờ đó, số người được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp và số lao động được tuyển sinh học nghề tại các cơ sở trên có địa bàn liên tục tăng. Năm 2013, 600 người được tư vấn, giới thiệu việc làm và 152 người lao động được tuyển dụng tại sàn giao dịch việc làm. 3 tháng đầu năm, huyện đã phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm mở phiên giao dịch việc làm lần thứ nhất tại xã Lỗ Sơn với sự tham gia của gần 900 lao động các xã Lỗ Sơn, Do Nhân, Gia Mô, Quy Mỹ, Địch Giáo... Tại phiên giao dịch, có gần 35 doanh nghiệp đến trực tiếp tư vấn, tuyển dụng và 10 doanh nghiệp gửi thông tin đến đăng ký tuyển dụng. Kết thúc phiên, có khoảng 200 lao động được tuyển dụng và 400 lao động được tư vấn về nghề nghiệp, học nghề.  

Đồng chí Cao Thị Nụ cho biết thêm: Khó khăn lớn đối với công tác dạy nghề đó là nhu cầu của người lao động lớn, mức hỗ trợ đào tạo nghề cho LĐNT còn hạn chế. Chính vì vậy, trước khi xây dựng kế hoạch dạy nghề, phòng đã phối hợp với các xã, thị trấn và hội, đoàn thể tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động, đồng thời tìm hướng tạo nguồn vốn cho lao động nông thôn sau học nghề có việc làm cải thiện thu nhập. Bên cạnh đó, phòng tích cực phối hợp lồng ghép với các chương trình mở 15 lớp dạy nghề may công nghiệp, dệt thổ cẩm, thêu ren dành cho người khuyết tật. Đã có 800 lao động được đào tạo thông qua các chương trình, dự án, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo là 34,3% của năm 2013.  

 

                                                                            Hồng Nhung

 

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục