Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định, việc đại diện của Bộ GD-ĐT nêu con số này trước UBTVQH là “sai sót, sơ suất rất đáng tiếc” và trách nhiệm thuộc về Bộ GD-ĐT.

 

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, tối 20-4, khẳng định trên VTV, ông không đồng tình về khoản khái toán lên tới 34 nghìn tỷ đồng chỉ để biên soạn chương trình, SGK mới.

Trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời, bình luận về con số 34 nghìn tỷ đồng mà Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển trình bày tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dùng để đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định, bản thân ông cũng thấy đó là khoản chi phi lý và lãng phí. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho biết, con số này không có trong Tờ trình và những hồ sơ liên quan mà Chính phủ gửi lên UBTVQH.

Bộ trưởng cho biết, con số này xuất phát từ tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhiều nhóm chuyên gia khác nhau. Trong số 34 nghìn tỷ đồng này, các nhóm chuyên gia đề xuất không chỉ biên soạn SGK mà còn bao gồm đào tạo lại đội ngũ giáo viên, mua sắm trang thiết bị và nhiều công việc khác. Riêng về biên soạn chương trình và SGK, nhóm chuyên gia đề xuất hơn 100 tỷ đồng.

100 tỷ đồng và 34 nghìn tỷ đồng là hai con số khác xa nhau, và Bộ trưởng có nói, đây là con số của các nhóm nghiên cứu đưa ra. Vậy tại sao đại diện của Bộ GD-ĐT lại nhắc đi, nhắc lại con số này trong cuộc họp của UBVTQH và cuộc họp báo thường kỳ của Bộ GD-ĐT?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định, việc đại diện của Bộ GD-ĐT nêu con số này trước UBTVQH là “sai sót, sơ suất rất đáng tiếc” và trách nhiệm thuộc về Bộ GD-ĐT.

Ông cho biết thêm, vào thời điểm UBTVQH họp, ông phải đi nước ngoài để giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước ASEAN, nên không thể tham gia trực tiếp.

 

                                                                       Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục